Trẻ sơ sinh ngủ ít: Nguyên nhân và cách xử trí

Chăm sóc con 01/09/2018 05:30

Trẻ sơ sinh ngủ ít thường chậm lớn, còi cọc và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục giúp bé ngủ ngon hơn.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời, bộ não của bé liên tiếp phát triển với tốc độ rất nhanh. Khi bé ngủ, các tế bào não và tế bào cơ thể sẽ được nhân đôi nhanh chóng. Đồng thời cơ thể bé được nghỉ ngơi, tích trữ năng lượng cần thiết cho việc phát triển.

Vì vậy nếu trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ dẫn tới tình trạng còi cọc, chậm lớn, kém phát triển. Để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh ngủ ít: Nguyên nhân và cách xử trí - Ảnh 1
Ngủ đủ giấc giúp bé thông minh hơn. (Ảnh minh họa)

1. Trẻ sơ sinh ngủ là mấy tiếng?

Trong tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm, bé sẽ chỉ dậy để ăn và đi vệ sinh. Trung bình một ngày bé sẽ ngủ từ 16-18 tiếng và thức rất ít. Thời gian ngủ cũng có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của từng bé, có bé sẽ ngủ từ 16 -18 tiếng và có bé ngủ ít hơn từ 12-14 tiếng.

Tuy nhiên, khi bé ngủ dưới 10 tiếng 1 ngày thì được coi là ít ngủ. Trong trường hợp này bố mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để tìm ra nguyên nhân sớm.

2. Trẻ sơ sinh ít ngủ vào ban ngày do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé ít ngủ vào ban ngày. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Bé đói: Dạ dày của bé sơ sinh nhỏ và sữa là thức ăn nhanh tiêu nên bé thường nhanh bị đói, đặc biệt khi bé bú ít.

- Phòng ngủ ồn ào: Bé sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy tiếng động ồn ào dễ khiến bé giật mình, khó ngủ sâu giấc.

- Chưa thích nghi với môi trường: Bé sơ sinh mới chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài nên hệ thần kinh của bé có thể chưa quen với các kích thích.

- Tã ướt: Tã ướt cũng có thể khiến bé khó chịu, dẫn đến ngủ không ngon giấc.

- Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết: Tình trạng thiếu canxi hoặc kẽm cũng có thể khiến bé ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, giật mình trong khi ngủ.

3. Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc phải làm sao?

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy khi bé ngủ ít, ngủ không sâu giấc mẹ nên thực hiện các biện pháp sau để giúp bé ngủ ngon hơn:

- Phòng ngủ yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ thích hợp: Bé sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy phòng ngủ của bé cần tránh ồn ào, tiếng động mạnh. Nhiệt độ trong phòng không nên quá lạnh hoặc quá nóng.

- Cho bé bú đủ: Khi bé bị đói bé sẽ thường tỉnh giấc đòi ăn. Vì vậy mẹ nên cho bé bú đủ nhu cầu để giúp bé ngủ sâu hơn.

- Thay tã thường xuyên: Mẹ nên kiểm tra tã của bé để tránh trường hợp tã bẩn, ướt khiến bé bứt rứt, khó ngủ.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, mẹ nên đưa bé đi khám để xem bé có bị thiếu canxi hay kẽm không. Nếu bé thiếu hụt các chất này mẹ nên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình là nỗi lo lắng của nhiều ông bố, bà mẹ. Theo các chuyên gia, bé sơ sinh ngủ ít, hay vặn mình có thể do nguyên nhân sinh lí hoặc bệnh lí. Vì vậy khi gặp tình trạng này, mẹ nên chú ý theo dõi để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.

Biểu hiện vặn mình sinh lí là bé rướn người, vặn mình trong vài phút rồi hết. Sau khoảng 3 tháng tình trạng này sẽ tự hết.

Trong trường hợp bé ngủ ít hay vặn mình do bệnh lí, bé sẽ có các dấu hiệu khác đi kèm như ăn uống không ngon miệng, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám để xem bé có bị thiếu canxi hay tổn thương thần kinh không.

5. Trẻ sơ sinh ngủ ít hay quấy khóc do đâu?

Trẻ sơ sinh ngủ ít, hay quấy khóc có thể do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

- Môi trường ngủ: Phòng ngủ ồn ào, quá nhiều ánh sáng, nhiều yếu tố kích thích là lí do hàng đầu khiến bé sơ sinh ngủ ít.

Trẻ sơ sinh ngủ ít: Nguyên nhân và cách xử trí - Ảnh 2
Thiếu kẽm, canxi khiến bé ngủ ít. (Ảnh minh họa)

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến bé bị thiếu các chất cần thiết như kẽm, canxi cũng gây ra tình trạng ngủ ít, ngủ không sâu giấc.

- Các mẹ chăm sóc: Nếu mẹ mặc quần áo quá nóng, hoặc không thoáng khí cũng có thể khiến bé ngủ không ngon giấc.

6. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Khi bé ngủ, các tế bào thần kinh sẽ phát triển và tạo mới. Đồng thời trong giấc ngủ cơ thể bé cũng sản sinh ra các tế bào bạch cầu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi bé ngủ ngon và đủ giấc, não bộ sẽ tiết ra nhiều hóc-môn tăng trưởng, giúp bé nhanh lớn và khỏe mạnh hơn. Vì vậy khi thiếu ngủ, bé sẽ kém thông minh, dễ mắc bệnh, còi cọc, chậm lớn so với bạn bè cùng lứa.

7. Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao?

Để giúp bé ngủ ngon giấc, mẹ hãy thử áp dụng các biện pháp sau:

- Dạy bé phân biệt ngày và đêm: Vào ban ngày mẹ nên kéo rèm để trong nhà đủ ánh sáng. Còn vào ban đêm mẹ nên tắt đèn, hạn chế tiếng động. Việc này sẽ giúp bé hiểu thời gian ban đêm là để ngủ.

- Tạo thói quen ngủ cho bé: Trước khi bé đi ngủ mẹ có thể đọc sách, hát ru hoặc tắm cho bé. Duy trì việc này thường xuyên sẽ giúp tạo thói quen ngủ cho bé.

- Đặt bé ngủ trên giường: Khi bé thiu thiu ngủ, mẹ nên đặt bé xuống giường. Điều này sẽ giúp bé tự lập hơn sau này và bé không bị giật mình tỉnh giấc.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Điều trị như thế nào là tốt nhất?

Hen suyễn còn gọi là hen phế quản thường gặp ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT