Trẻ bị hắc lào – Những điều ba mẹ cần biết

Chăm sóc con 23/09/2019 16:42

Qua trình nuôi dậy con trẻ không bao giờ là dễ dàng dù đã là cha là mẹ lần thứ hai. Sức đề kháng của trẻ rất yếu, dễ mắc các bệnh vặt, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Một trong những bệnh ngoài da mà ba mẹ cần lưu ý nhất là bệnh hắc lào. Đây là căn bệnh thường gặp và gây nên không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Để hiểu hơn về căn bệnh trẻ bị hắc lào, đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi nhé!

Nguyên nhân trẻ bị hắc lào

Muốn phòng bệnh và chữa bệnh, dù là bệnh gì bạn cũng cần hiểu ẽo nguyên nhân, các nhân tố gây bệnh. Hắc lào là bệnh da liễu do nhóm vi nấm gây nên, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Tiếp xúc với người bị bệnh

Trẻ sơ sinh luôn được bồng bế trên tay, da của bé luôn tiếp xúc với da của người lớn. Vì vậy, những vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm qua da. Trẻ sơ sinh bị hắc lào thường do tiếp xúc với da của người mắc bệnh hắc lào. Thậm chí, trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các đồ vật của người bị bệnh như quần áo, mũ nón, giày dép,…

Trẻ bị hắc lào – mẹ cần chú ý gì?
Trẻ bị hắc lào – mẹ không nên chủ quan - Ảnh minh họa: Internet

 

Vệ sinh không đúng cách

Da của trẻ thường rất mỏng và nhạy cảm, chỉ cần chăm sóc không đúng cách cũng có thể gây nên những tổn thương. Đặc biệt, nếu vệ sinh không đúng cách, các vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công bé và gây nên bệnh hắc lào ở trẻ nhỏ.

Sức đề kháng kém

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đều trong giai đoạn cơ thể hoàn thiện và phát triển. Do đó, sức đề kháng của bé còn rất yếu, thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bé. Da bé rất mong manh, rất dễ tổn thương và cũng rất lâu lành vết thương. Đó cũng là lí do vì sao trẻ bị hắc lào.

Tiếp xúc với các con vật nuôi trong nhà

Hiện nay, trong gia đình Việt, xu hướng nuôi thú cưng cũng càng dần trở nên phổ biến. Có nhiều gia đình còn cho những chú chó, cô mèo ngủ ngay trên chiếc giường xinh đẹp của trẻ. Thế nhưng họ không hề biết chó, mèo,… có thể là vật trung gian truyền bệnh cho trẻ. Dù trẻ có tiếp xúc trực tiếp hay không, trẻ vẫn có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó hắc lào.

Bên cạnh đó, cũng không thể kể đến một số nguyên nhân bị hắc lào ở trẻ em như:

  • Do di truyền: Trong gia đình, bố hoặc mẹ bị hắc lào thì nguy cơ con trẻ bị hắc lào là tương đối cao.
  • Do sự thay đổi của thời tiết, vi nấm phát triển mạnh
  • Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên
  • Nóng bức, trẻ toát nhiều mồ hôi, tạo môi trường tốt cho nấm phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hắc lào ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hắc lào ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

 

Dấu hiệu hắc lào ở trẻ em – các mẹ cần chú ý

Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da có những triệu chứng khá giống với các loại bệnh da liễu khác ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ thường chủ quan và nghĩ đó là những triệu chứng bình thường, chỉ cần bôi thuốc là khỏi. Sau đây là một số dấu hiệu hắc lào ở trẻ em các mẹ cần chú ý:

Điều dễ nhận biết nhất là tình trạng ngứa khi trẻ bị hắc lào. Sau đó là xuất hiện các mẩn đỏ có hình vòng tròn như đồng tiền xu nhỏ hoặc hình bầu dục. Trên vòng tròn đấy có những mọng nước li ti cùng các chất dịch. Phần này thường ranh giới rõ ràng với phần da không bị bệnh, nếu để lâu, những vùng da hắc lào sẽ lan ra các vùng da khác.

Dấu hiệu hắc lào ở trẻ - mẹ cần chú ý
Dấu hiệu hắc lào ở trẻ - mẹ cần chú ý - Ảnh minh họa: Internet

 

Vùng da hắc lào thường ửng đỏ hoạc có màu nâu, gây bong tróc dạng vẩy và có phần dìa cứng. Cảm giác ngứa, rát vùng da kèm theo các mụn mủ. Những mụn mủ khi vỡ ra sẽ khiến bệnh lây lan nhanh chóng.

Thông thường, trẻ bị hắc lào ở vùng bẹn, mặt, bụng, ngực,… những vùng da dễ tổn thương. Trong một số trường hợp bị nặng, hắc lào sẽ lan rộng toàn thân bé.

Tác hại khôn lường của hắc lào ở trẻ nhỏ

Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh hắc lào khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vui chơi của trẻ.

Hắc lào – căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ
Hắc lào – căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

 

Trong gia đình, bố hoặc mẹ bị hắc lào thì nguy cơ con trẻ bị hắc lào là tương đối cao.

  • Do sự thay đổi của thời tiết, vi nấm phát triển mạnh
  • Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên
  • Nóng bức, trẻ toát nhiều mồ hôi, tạo môi trường tốt cho nấm phát triển.
  • Dấu hiệu hắc lào ở trẻ em – các mẹ cần chú ý

Vì khó chịu nên bé thường xuyên quấy khóc, ngứa ngáy, gãi vùng da hắc lào. Các vi khuẩn từ đó cũng có cơ hội lây lan nhanh hơn. Trẻ bị hắc lào thường sẽ mất ngủ, ngủ không sâu giấc,… Nếu không điều trị kịp thời, da càng ngày càng bị nặng hơn và dễ lây cho những người tiếp xúc với trẻ. Bạn thử nghĩ xem, mình trẻ bị hắc lào đã vất vả chăm sóc thế nào rồi, giờ mẹ cũng bị hắc lào nữa thì ai sẽ là người chăm con.

Việc điều trị tại nhà chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm bị, các vết thương không quá nghiêm trọng. Nhiều trường hợp mẹ tự ý chữa trị và bôi các thuốc quá liều, không phù hợp với da nhạy cảm của bé khiến bệnh tình của bé trở nên trầm trọng hơn. Hiện tượng da bị phỏng, ngứa dữ dội kèm theo chảy nhiều nước… là những dấu hiệu hắc lào nặng. Biến chứng có thể là nhiễm trùng, sưng đau và khó đi lại.

Bật mí cách điều trị hắc lào an toàn cho trẻ nhỏ

Điều trị bệnh hắc lào cho người lớn không là vấn đề lớn, bạn hoàn toàn có thể mua thuốc kháng sinh chống viêm để uống. Thế nhưng với trẻ em thì đó không phải là vấn đề đơn giản. Chỉ cần “sai một li” là “đi một dặm” ngay. Vậy trẻ bị hắc lào phải làm sao? Câu hỏi luôn được các mẹ yêu quan tâm.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm,… Những loại thuốc này thường gây nên những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé về sau. Bạn nên lựa chọn những phương pháp tự nhiên được ông cha ta truyền lại:

Lá trầu không điều trị bệnh hắc lào hiệu quả

Tận dụng những lá trầu tươi ngòai vườn, đem rửa sạch và giã lấy nước. Mẹ nên cho thêm 1 chút muối và lấy bông gạc bôi dung dịch này lên vùng da trẻ bị hắc lào và để khô tự nhiên. Lá trầu có tính sát khuẩn rất cao, làm như vậy sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh, làm lành vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước lá trầu để rửa ráy, vệ sinh cho bé

Chuối tiêu xanh

Không chỉ là món nhắm rượu, món ăn kèm, chuối tiêu xanh còn là phương thuốc hữu hiệu trong điều trị hắc lào. Mẹ chỉ cần cắt đôi quả chuối, lấy nhựa chuối bôi lên các vết thương hàng ngày. Nếu làm liên tục, sau 3 ngày bạn có thể nhận ra kết quả rồi, các vết thương khô dần.

Bật mí cách điều trị hắc lào an toàn cho trẻ nhỏ với chuối
Bật mí cách điều trị hắc lào an toàn cho trẻ nhỏ với chuối - Ảnh minh họa: Internet

 

Lá trà xanh

Giống như lá trầu không, lá trà xanh có tính khử khuẩn cao, tính oxi hóa mạnh có tác dụng làm khô và lành các vết thương. Chỉ cần đun nước chè tươi và thêm vài hạt muối tăng tính sát trùng và ngâm rửa hàng ngày, mẹ hoàn toàn có thể tự loại bỏ hắc lào ở trẻ.

Trên đây là một số cách trị hắc lào ở trẻ các mẹ có thể lưu vào để tham khảo nhé! Những mẹo này đều được lưu truyền bao đời nay, biết bao bà mẹ đã điều trị thành công cho bé yêu đấy.

Phòng bệnh hắc lào ở trẻ như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các mẹ đừng để trẻ bị hắc lào rồi mới điều trị nhé! Trong quá trình nuôi dạy trẻ, các mẹ cần phải lưu ý một số điều sau để tránh trẻ bị hắc lào:

Vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa hắc lào ở trẻ
Vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa hắc lào ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

 

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé, tránh bé tiếp xúc với các vật bẩn, chứa nhiều vi khuẩn
  • Quần áo mặc của trẻ luôn cần được sạch sẽ, tránh ẩm mốc
  • Luôn giữ thú cưng luôn sạch sẽ và đảm bảo chúng được tiêm phòng đầy đủ
  • Nếu trong nhà có người bị hắc lào, hãy cách ly với bé ngay lập tức.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh hắc lào ở trẻ nhỏ. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các mẹ! Chúc bé yêu khỏe mạnh, mẹ an tâm!

Có món canh ngọt thanh đầy bổ dưỡng, từ người già tới trẻ em đều thích mê!

Chỉ cần vài thao tác đơn giản thôi là cả nhà bạn đã có món canh rong biển nấu tôm thơm ngon để đổi vị trong bữa cơm hằng ngày.

TIN MỚI NHẤT