Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và không ảnh hưởng sức khỏe?

Chăm sóc con 30/11/2019 10:54

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trên thực tế, tùy vào độ tuổi mà thời gian ngủ của trẻ có thể kéo dài khoảng 16 tiếng/ngày. Việc thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển của trẻ. Vậy, trẻ hơn 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Làm thế nào khi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít?

Để có thể trả lời chính xác việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, đầu tiên sản phụ cần phải xác định số ngày tuổi của bé. Trẻ từ 1-4 tuần tuổi trung bình sẽ cần ngủ khoảng 15-16 tiếng/ngày. Khi càng lớn, thời gian ngủ trẻ sơ sinh sẽ càng ngắn hơn. Dưới đây là thời gian ngủ phù hợp của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi, bao gồm cả thời gian ngủ ngày và đêm.

Trẻ em 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, giấc ngủ của trẻ sẽ không đều đặn, có khi kéo dài, lúc lại ngắn khiến nhiều bà mẹ lần đầu sinh con cảm thấy lo lắng. Nhưng bạn cũng cần nên biết, hầu hết trẻ sơ sinh đều không có giấc ngủ kéo dài khoảng 2 đến 4 tiếng bất kể cả ngày lẫn đêm.

Trung bình, với trẻ khoảng một tháng tuổi thì thời gian ngủ từ 14 - 18 tiếng trong một ngày ở 1,2 tuần đầu tiên sau chào đời, 12 đến 16 tiếng trong các tuần còn lại. Do mỗi đứa trẻ là một cá nhân khác biệt, vì thế một số trẻ sẽ có dấu hiệu ngủ ít hơn so với mức trung bình, số còn lại thì có thể lại ngủ nhiều hơn.

Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du
Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, giấc ngủ của trẻ sẽ không đều đặn - Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Scott Cohen – chuyên nhi khoa, cũng là tác giả cuốn sách mang tên Eat Sleep Poop: A Common Sense Guide to Your Baby’s First Year. Theo tác giả, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 20 tiếng/ ngày là một chuyện bình thường. Nếu trẻ của bạn cũng có tình trạng giấc ngủ như vậy thì cũng đừng quá lo lắng vì khoảng thời gian “ngủ ngày” này sẽ trôi qua nhanh chóng khi trẻ lớn dần.

Theo dõi bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Rất nhiều bà mẹ lần đầu sinh con thường thắc mắc về thời gian ngủ của trẻ như trẻ 1 tháng rưỡi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền liệu có bình thường? Dựa vào những chỉ số đo lường trung bình về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cho đến khi tròn 1 tuổi. Các chuyên gia đã đưa ra chu kỳ về thời gian ngủ của trẻ. Theo đó, tổng thời gian ngủ của trẻ sẽ được dự tính:

  • Trẻ từ 0 – 1 tuần: tổng thời gian ngủ là 16 giờ 30 phút
  • Trẻ được 1 tháng tuổi: 15 giờ 30 phút
  • Trẻ được 3 tháng tuổi: 15 giờ
  • Trẻ được 6 tháng tuổi: 14 giờ 15 phút
  • Trẻ được 9 tháng tuổi: 14 giờ
  • Trẻ 12 tháng tuổi: 13 giờ 45 phút

Như vậy, dựa vào bảng tính trung bình này, mẹ đã có thể giải tỏa được thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rồi nhé.

Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du 2
Trẻ từ 0 – 1 tuần: tổng thời gian ngủ là 16 giờ 30 phút - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ ngủ nhiều liệu có tốt?

Trung bình người lớn cần mỗi ngày ngủ khoảng 8 tiếng, tuy nhiên trẻ sơ sinh thì phần lớn thời gian trong ngày chỉ dành để ngủ. Chính giấc ngủ của bé cũng làm nhiều mẹ thấy lo lắng, không biết liệu trẻ nhà mình có đang ngủ quá nhiều.

Bé 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trái với lo lắng của mẹ, theo chuyên gia, trẻ sơ sinh ngủ từ 13-16 tiếng/ngày là bình thường, thời gian này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Trong lúc trẻ ngủ, não bộ sẽ tiết ra loại hormone tăng trưởng giúp cho trẻ phát triển về chiều cao. Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh nếu ngủ đủ giấc sẽ giúp phát triển não tốt hơn so với những trẻ sơ sinh ngủ ít, hoặc gặp giấc ngủ không ngon thường xuyên. Không những thế, việc ngủ nhiều, ngủ đủ giấc cũng giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường được hệ miễn dịch, ít nguy cơ mắc bệnh.

Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du 3
Khi thấy trẻ ngủ nhiều mẹ đừng nên lo lắng mà đánh thức trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Vì thế, khi thấy trẻ ngủ nhiều mẹ đừng nên lo lắng mà đánh thức trẻ, làm gián đoạn giấc ngủ. Khi cảm thấy đã đủ giấc và thoải mái, trẻ sẽ tự động thức dậy. Lúc này, bạn có thể cho con bú mẹ.

Lưu ý dành cho mẹ để trẻ sơ sinh phát triển tốt khi ngủ

Tránh chứng méo đầu ở trẻ

Khi trẻ vừa sinh ra, hộp sọ còn khá mềm, vì thế nếu cho trẻ nằm cùng một vị trí sẽ khiến cho cho đầu trẻ có hiện tượng bị méo. Do đó, để tránh tình trạng này, trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ nên chú ý, luôn thay đổi vị trí ngủ của trẻ. Hầu hết trẻ khi ngủ thường có xu hướng quay mặt về phía có hoạt động trong phòng. Do đó, mẹ chú ý thỉnh thoảng thay đổi hướng nằm của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ ngủ với nhiều góc khác nhau của đầu.

Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du 4
Khi trẻ vừa sinh ra, hộp sọ còn khá mềm - Ảnh minh họa: Internet

Dành thời gian cho trẻ nằm sấp

Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ thỉnh thoảng có thể cho trẻ nằm bụng khi trẻ tỉnh giấc và khuyến khích trẻ nhìn lên phía trên. Có thể trong thời gian đầu, trẻ sẽ khó chịu và không thích, nhưng việc khởi đầu bằng ít phút nằm bụng mỗi ngày không tệ đâu mẹ nhé. Làm như thế, các cơ ở thân trên của trẻ sẽ được tăng cường, giúp cho trẻ có thể xoay đầu sang các hướng xung quanh khi được nằm xuống.

Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du 5
Thỉnh thoảng có thể cho trẻ nằm bụng khi trẻ tỉnh giấc - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế cho bé nằm trong nôi di động

Tránh để cho trẻ nằm lâu trên bất kỳ mặt phẳng nào bởi điều đó có thể gây ra chứng đầu lép, kể cả việc dùng nôi di động, giỏ đựng hay dùng xe đẩy. Nếu phát hiện bất kỳ điểm phẳng nào ở vùng đầu bé, các bác sĩ nhi khoa có thể sẽ yêu cầu điều chỉnh hoặc tập luyện để giúp tăng cường các cơ cổ của bé. Với các thay đổi như thế, hầu hết những điểm bằng phẳng có thể được cải thiện trong vòng khoảng từ 2 đến 3 tháng. Nếu không cải thiện được, các chuyên gia sẽ xác định phương pháp điều chỉnh đầu của bé,…

Tạo thói quen ngủ cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường dễ ngủ. Thêm vào đó, trẻ dễ quen với môi trường sống, đặc biệt là với tiếng động. Vì thế, bạn cũng không phải đi nhẹ nhàng hay cố gắng giữ sự yên tĩnh một cách quá mức khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ sợ các tiếng động ồn ào. Chúng sẽ cảm thấy khó chịu khi xung quanh ồn ào và dễ ngủ hơn nằm trong không gian yên tĩnh. Vì vậy, những năm tháng đầu đời, hãy cố gắng hình thành cho trẻ ngủ khớp với nhịp sinh hoạt hàng ngày của gia đình, khi quen dần, trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

>>> Xem thêm:

- Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít là do đâu? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Mẹ làm gì để bảo vệ giấc ngủ của trẻ tốt hơn

Trong những giai đoạn đầu đời, giấc ngủ với trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, bảo vệ an toàn cho trẻ cũng như giúp cho giấc ngủ của trẻ tốt hơn, bạn nên lưu ý những vấn đề:

  • Cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, kể cả trẻ sinh non.
  • Dùng nôi hoặc giỏ mây bố trí trong phòng ngủ của bố mẹ cho đến lúc bé lên 6 tháng tuổi.
  • Tránh việc để trẻ ngủ cùng trên giường của bạn. Theo nghiên cứu từ đại học Y Saint Louis đã chỉ ra rằng, trẻ dưới 8 tháng tuổi khi ngủ trên giường cùng người lớn thay vì ngủ sẽ có nguy cơ ngộp thở hoặc bị mắc kẹt giữa tường với nôi cao gấp 40 lần.
  • Tránh dùng những bộ phụ kiện giường ngủ (chăn, gối..) lỏng lẻo hoặc quá rộng cũng như để những loại đồ chơi nhồi bông ngay trong nôi ngủ của trẻ
  • Không bọc trẻ với quá nhiều lớp cũng như để nhiệt độ trong phòng quá nóng khi trẻ ngủ. Tuyệt đối khi để trong phòng trẻ có mùi thuốc lá, những điều này đều được cảnh báo sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Đừng bao giờ cho trẻ ngủ trên ghế sofa.
  • Bảo vệ cột sống của bé bằng việc cất các loại chăn lông, gối mềm, bảo đảm đệm cứng nếu cho bé ngủ cùng với ba mẹ.
Tre 1 thang tuoi ngu bao nhieu la du 6
Dùng nôi hoặc giỏ mây bố trí trong phòng ngủ của bố mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin dành cho các mẹ có con nhỏ thường hay thắc mắc liệu trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ ngủ nhiều liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển hay không? Hy vọng với những thông tin trên mẹ có thể yên tâm và có những kế hoạch chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời rồi nhé.

Làm thế nào khi trẻ bị tiểu són

Trẻ bị tiểu són không phải là tình trạng hiếm gặp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Nếu bé bị tiểu són ở mức độ nghiêm trọng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện để chữa trị kịp thời. Trường hợp nhẹ có thể khắc phục tại nhà.

TIN MỚI NHẤT