Bé gái sơ sinh bị ngạt thở đến chết ngay trong nhà, nguyên nhân vụ tai nạn lại là thứ không ai ngờ đến

Chăm sóc con 05/03/2019 05:30

Vào ngày 18/2, chị Lâm nhận được tin dữ, bé Tiểu Duyệt ngạt thở do mắc kẹt giữa thanh chắn bảo vệ và mép giường dẫn đến tử vong.

Bé gái sơ sinh bị ngạt thở đến chết ngay trong nhà thì thứ này...

Chị Lâm (37 tuổi) là sản phụ cao tuổi. Vợ chồng chị Lâm giao bé gái Tiểu Duyệt cho ông bà tạm thời chăm sóc tại quê nhà. Để đảm bảo an toàn cho con, chị Lâm đã đặt mua thanh chắn giường. Không ngờ bi kịch đã xảy ra, vào ngày 18/2, chị Lâm nhận được tin dữ, bé Tiểu Duyệt ngạt thở do mắc kẹt giữa thanh chắn bảo vệ và mép giường dẫn đến tử vong.

Chị Lâm cho biết: "Theo lời kể của người nhà, khi sự cố bất ngờ xảy ra, người nhà đã nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện tiến hành hồi sức tim phổi. Nhưng do thời gian bé ngạt thở quá lâu khiến các cơ quan nội tạng suy yếu dẫn đến tử vong".

Bé gái sơ sinh bị ngạt thở đến chết ngay trong nhà, nguyên nhân vụ tai nạn lại là thứ không ai ngờ đến - Ảnh 1

Chị Lâm chia sẻ: "Sinh được cặp sinh đôi là bé trai và bé gái là điều không dễ dàng. Vợ chồng tôi kết hôn hơn 10 năm nhưng vẫn không có con. Trải qua 4 lần mang thai ngoài tử cung và 1 lần thành công do thụ tinh trong ống nghiệm nên vợ chồng tôi mới sinh được cặp sinh đôi. Con gái Tiểu Duyệt tử vong là cú sốc lớn đối với gia đình tôi. Thanh chắn giường là do bố của bé lắp đặt theo sách hướng dẫn. Khi trao đổi thông tin với nhân viên bán hàng, họ bảo chồng tôi đã lắp đặt sai nên tạo ra khe hở lớn giữa thanh chắn bảo vệ và mép giường, bởi vậy hiện tại anh ấy đang cảm thấy hối hận và tự trách bản thân".

Nguyên tắc an toàn phòng ngủ

1. Trẻ khoảng 1 tuổi không nên nằm gối, tránh trường hợp trẻ bị ngạt khi trở mình, gối định hình cũng không nên dùng.

2. Cũi và giường của trẻ hạn chế xếp nhiều thú nhồi bông, chăn hoặc vật dụng mềm mại.

Nghiên cứu cho thấy, cho trẻ sử dụng gối hoặc chăn, gia tăng nguy cơ đột tử gấp 5 lần.

Nếu trẻ nằm sấp và ngủ say với gối hoặc chăn, nguy cơ đột tử sẽ tăng 21 lần.

3. Không nên cho trẻ ngủ với gối chèn, gối kê, nếu trẻ không ngủ với bố mẹ, không nhất thiết phải sử dụng gối chèn, gối kê.

Năm 2007, Tập san uy tín The Journal of Pediatrics đã tiến hành nghiên cứu và phân tích, có 27 trường hợp trẻ sử dụng gối chèn, gối kê dẫn đến tử vong:

- 11 trường hợp trẻ tử vong do mặt trẻ dựa sát gối chèn, gối kê dẫn đến ngạt thở.- 13 trường hợp trẻ tử vong do bị kẹp giữa gối chèn, gối kê với giường.

Năm 2015, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đã đưa ra kim chỉ nam bảo đảm chất lượng ngủ an toàn của trẻ, kêu gọi bố mẹ dừng cho trẻ sử dụng gối chèn, gối kê khi ngủ.

4. Không nên cho trẻ đắp chăn dày, biện pháp an toàn là cho trẻ sử dụng túi ngủ.

Đi làm về thấy con trai bất ngờ bủn rủn buồn nôn, hành động này của mẹ đã cứu được con

Việc trẻ đột nhiên tím tái chóng mặt buồn nôn đó là dấu hiệu của việc bé đang bị ngộ độc thực phẩm. Các mẹ hãy sơ cứu cho con theo cách dưới đây để không hối hận nhé!

TIN MỚI NHẤT