Chuyên gia tâm lý cảnh báo 4 sai lầm của cha mẹ khiến con tự ti, yếu đuối

Bài học làm mẹ 03/01/2020 13:00

Chuyên gia tâm lý trị liệu Amy Morin chia sẻ những sai lầm của cha mẹ có thể "ăn mòn" sự tự tin của trẻ, khiến trẻ nhút nhát và khó thành công.

Chuyên gia tâm lý cảnh báo 4 sai lầm của cha mẹ khiến con tự ti, yếu đuối - Ảnh 1

4 sai lầm của cha mẹ làm con tự ti, khó thành công trong cuộc sống

Sai lầm 1: Bảo vệ con khỏi những cảm xúc của chính con

Khi thấy con buồn, cha mẹ sẽ muốn dỗ dành con vui vẻ, hay khi thấy con tức giận, cha mẹ muốn giúp con bình tĩnh lại.

Tuy nhiên cách cha mẹ phản ứng trước những cảm xúc của trẻ có tác độn lớn đến sự phát triển về trí thông minh cảm xúc và sự tự tin của trẻ.

Hãy giúp trẻ xác định yếu tố nào kích thích và gây ra những cảm xúc tiêu cực của trẻ và dạy trẻ cách tự điều chỉnh cảm xúc.

Cha mẹ nên hướng dẫn cho con một công thức cơ bản để lý giải những cảm xúc của mình, từ đó con sẽ biết cách đối mặt và giải quyết những cảm xúc tiêu cực một cách thích hợp và dễ dàng.

Sai lầm 2: Quá bao bọc con

Bảo vệ con trong vòng tay của cha mẹ sẽ giúp các cha mẹ bớt lo lắng. Nhưng bao bọc thái quá khiến con không được trải qua những thử thách sẽ dần dần làm thui chột sự phát triển của con.

Cha mẹ chỉ nên coi mình là người dẫn đường chứ không phải người bảo vệ. Hãy cho phép con được trải nghiệm cuộc sống.

Từ đó bạn sẽ cho con cơ hội lấy lại sự tự tin khi đối mặt với bất kỳ chướng ngại nào mà con vấp ngã trong cuộc đời.

Sai lầm 3: Kỳ vọng sự hoàn hảo

Chuyên gia tâm lý cảnh báo 4 sai lầm của cha mẹ khiến con tự ti, yếu đuối - Ảnh 2

4 sai lầm của cha mẹ làm con tự ti, khó thành công trong cuộc sống

Kỳ vọng cao không xấu, nhưng cao quá mức sẽ gây hậu quả tệ hại. Khi trẻ thấy kỳ vọng quá cao, trẻ có thể chẳng muốn cố gắng nữa vì cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ đạt được.

Thay vào đó, hãy đặt cho con những mục tiêu đường dài rõ ràng, cùng với những cột mốc trên mục tiêu đó.

Ví dụ, thi đỗ đại học là một mục tiêu lâu dài, vậy hãy giúp con đặt những mục tiêu ngắn hạn trên con đường đạt được mục tiêu đó, chẳng hạn như: đạt điểm tốt, làm bài tập vệ nhà, đọc thêm sách,...

Sai lầm 4: Trừng phạt thay vì kỷ luật

Đôi khi trẻ cần được kỷ luật để biết những hành động sai lầm có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên kỷ luật và trừng phạt là hai điều hoàn toàn khác biệt.

Một đứa trẻ bị kỷ luật sẽ nghĩ: "Mình đã có một lựa chọn sai lầm", trong khi đó một đứa trẻ bị trừng phạt nghĩ: "Mình là một người tồi tệ."

Nói cách khác, kỷ lutaj giúp trẻ tin rằng mình có thể đưa ra những lựa chọn thông minh và đúng đắn hơn trong tương lai, còn trừng phạt khiến trẻ nghĩ chúng không thể làm điều gì tốt đẹp hơn.

Lời khuyên của bác sĩ hot boy về cách xử lý trẻ ăn vạ

Vốn là một bác sĩ sản khoa có tay nghề cao và được nhiều người biết tiếng từ lâu, bác sĩ sản phụ khoa Trần Vũ Quang đã có những lời khuyên phụ huynh hữu ích khi chăm trẻ.

TIN MỚI NHẤT