Công dụng lá sa kê, uống lá sa kê có hại không?

Sức khỏe 14/03/2020 13:47

Lá sa kê từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc dân gian hiệu quả cho những người bị bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, viêm da, phù thũng,... Tuy nhiên nhiều người phân vân liệu uống lá sa kê có hại không. Vậy ta cần biết gì trước khi sử dụng lá sa kê để điều trị bệnh cho hiệu quả mà an toàn?

Lá sa kê nấu nước uống có tác dụng gì?

Sa kê là vị thuốc Đông y dân gian giúp điều trị nhiều bệnh, nhưng trong lá sa kê có chứa độc tố nên nhiều người không biết uống lá sa kê có hại không, công dụng của lá sa kê với các bệnh khác nhau như thế nào.

Trong các bài thuốc dân gian, tất cả các bộ phận của cây sa kê đều được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh từ rễ cây, lá (cả dạng khô và tươi), vỏ cây và nhựa cây. Rễ sa kê có tính làm dịu và trị ho, vỏ sa kê có công dụng giúp sát khuẩn, nhựa cây sa kê pha loãng được dùng để điều trị tiêu chảy và lỵ, lá sa kê có tác dụng giúp tiêu viêm, tiêu độc và lợi tiểu. Ngoài ra, lá sa kê còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: gút, tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng, sỏi thận và mụn nhọt,...

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 1
Lá sa kê được dùng nhiều trong Đông y - Ảnh minh họa: Internet

Lá sa kê giàu chất xơ, protein, vitamin C, B1, B3, PP và khoáng chất như: magie, kali, đồng, sắt và mangan. Một chén trà lá sa kê có chứa 60 gram carbobydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, có tác dụng tốt cho những người thường xuyên vận động.

Chiết xuất lá sa kê tươi giúp ngăn cản các enzym gây viêm, ức chế sự sản sinh oxit nitric, giảm tình trạng viêm da, tiêu viêm, làm dịu các nốt mụn, phù thũng.

Trong lá sa kê có chứa nhiều kali giúp làm giảm tác động của natri, vi chất này giúp giảm huyết áp trong cơ thể và điều hòa nhịp tim, có tác dụng tốt cho tim mạch và huyết áp. Chất xơ trong lá sa kê trị bệnh tiểu đường nhờ làm giảm cholesterol, ngăn chặn sự hấp thu quá mức cholesterol xấu ở ruột, tăng hấp thu cholesterol tốt. Trà lá sa kê giúp giảm triglyceride là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch. Đồng thời lá sa kê giúp giảm glucose, giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chất xơ trong lá sa kê làm giảm axit uric trong máu là loại axit có hại với bệnh nhân bị bệnh gút.

Lá sa kê giàu chất chống oxi hóa, đây là một thành phần quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào mới, giúp bảo vệ và phục hồi tế bào bị tổn thương, làm mịn và trẻ hóa làn da, chống lại các tác động tiêu cực của ánh nắng và các tia có hại trong ánh sáng mặt trời. Vitamin trong lá sa kê tạo kiều kiện để da hấp thu khoáng chất, các axit béo giúp điều chỉnh sản xuất bã nhờn, giúp giảm mụn nhọt và phù thũng.

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 2
Trà lá sa kê - Ảnh minh họa: Internet

Trà lá sa kê có thể hỗ trợ hoạt động của thận, tối ưu hóa quá trình đào thải chất độc, lợi tiểu. Bệnh nhân bị suy thận có thể sử dụng lá sa kê để điều hòa chức năng thận trở lại bình thường.

Trà lá sa kê còn được nha sĩ sử dụng cho bệnh nhân ngậm hoặc dùng như một loại nước súc miệng giúp chữa đau răng vì đặc tính diệt khuẩn của nó cũng như tính kháng viêm giúp giảm tình trạng sưng và đau răng.

Cách làm trà lá sa kê

Đối với mỗi bệnh, có những các chế biến lá sa kê khác nhau. Lá sa kê được phối hợp thêm các vị thuốc khác, thông thường 1 người 1 ngày sử dụng 1 hoặc ½ lá sa kê ở dạng tươi hoặc 1-2 lá sa kê ở dạng khô.

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 3
Lá sa kê vàng khô - Ảnh minh họa: Internet

Lá sa kê sau khi nấu có màu vàng đậm. Khi uống ta có thể vắt thêm nước cốt chanh để trà lá sa kê được trong và có màu vàng nhạt hơn.

Đối với bệnh tiểu đường, dùng lá 100 gram lá sa kê già, 50 gram lá ổi non, 100 gram đậu bắp tươi sắc với 700 ml nước tới khi còn 400 ml, uống thay trà hàng ngày, 2 tuần dùng một liệu trình.

Đối với bệnh nhân bệnh gút cấp tính, dùng 2 lá sa kê khô, 20 gram dây kim ngân, thạch cao 40 gram, 10 gram phòng kỳ, 8 gram mộc thông, 2 gram tri mẫu, 12 gram bạch thược, 5-8 gram cam thảo, 8 gram hải đồng bì, 4-6 gram quế chi sắc với 2 lít nước uống hằng ngày.

Với bệnh nhân gút mãn tính, dùng 3 lá sa kê khô, 20 gram ý dĩ nhân, 12 gram đương quy, 10 gram mộc thông, 12 gram xích thược, 10 gram tỳ giải, 10 gram thổ phục linh, 8 gram y linh tiên, 4 gram quế chi, 5 gram ô đầu, 5 gram tế tân sắc với 2 lít nước uống hàng ngày.

Với người bệnh phù thũng và viêm gan, dùng 100 gram lá sa kê, 50 gram hạ diệp châu tươi, 50 gram cỏ móp gai tươi, 50 gram cỏ mực khô nấu với 1 lít nước đến khi còn nửa lít nước, sắc 3 lần và uống hết trong ngày.

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 6
Lá sa kê chữa bệnh gút và tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Với bệnh cao huyết áp, dùng 2-3 lá sa kê khô, 50 gram lá chè xanh, 50 gram rau bồ ngót tươi nấu với 1 lít nước uống hàng ngày.

Để chữa đau răng, dùng 2-3 lá sa kê khô nấu với 2 lít nước dùng súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong 15 phút.

Ngoài việc điều trị các bệnh trên, lá sa kê còn được sử dụng để giảm mụn nhọt, sưng, áp xe. Cách chế biến lá sa kê như sau: giã nát lá sa kê tươi và lá đu đủ với lượng bằng nhau, trộn với vôi tôi cho đến khi có màu vàng rồi đắp lên nốt mụn hoặc đốt lá sa kê khô lấy tro, tán mịn, trộn với dầu dừa và bột nghệ hoặc nghệ tươi giã nát và đắp lên nốt mụn.

Uống lá sa kê có hại không?

Lá sa kê có thể được sử dụng ở cả dạng lá già còn tươi hoặc lá rụng vàng phơi khô. Trong lá sa kê có chứa độc tính, trước khi sử dụng lá sa kê trị bệnh gút, bệnh tiểu đường, mụn nhọt,... bệnh nhân nên được bắt mạch để có thể phối hợp thêm các vị thuốc khác nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Để giảm độc tính trong lá, các thầy thuốc khuyên người dùng nên sử dụng lá khô thay thế lá tươi.

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 4
Nên sử dụng lá sa kê khô - Ảnh minh họa: Internet

Đối với bệnh nhân đang sử dụng lá sa kê, trà lá sa kê có thể được sử dụng thay thế nước uống hàng ngày. Tuy nhiên khi dùng khoảng một tuần nên ngưng dùng từ 5-7 ngày rồi lại tiếp tục sử dụng. Với bệnh nhân viêm gan và gan phình trướng, trong quá trình sử dụng lá sa kê, tránh hút thuốc và uống rượu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chỉ nên sử dụng lá sa kê nếu có hiện tượng phù thũng, viêm nhiễm hoặc có chỉ dẫn của bác sĩ. Với những người không có bệnh, không nên tự ý sử dụng lá sa kê để tránh trúng độc.

Người bị bệnh viêm dạ dày, huyết áp thấp, hạ canxi không được sử dụng lá sa kê. Đối với những trường hợp này, khi sử dụng nhiều sẽ gây hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ canxi.

Phụ nữ có thai cũng được khuyên không nên dùng nước lá sa kê vì có thể làm thai bị khô. Người hay tiểu đêm và người cao tuổi nên tránh uống lá sa kê vào buổi tối vì lá sa kê có tác dụng lợi tiểu.

Với bệnh nhân bệnh tiểu đường, các bác sĩ khuyên không nên sử dụng nhiều và liên tục vì có thể làm lượng đường xuống quá thấp.

Cong dung la sa ke, uong la sa ke co hai khong? 5
Trà lá sa kê kết hợp với chanh- Ảnh minh họa: Internet

Lá sa kê cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp, có thể uống nóng hay nguội đều được. Tuy nhiên để tránh rối loạn tiêu hóa, khi uống nên hâm nóng hoặc pha thêm nước ấm. Nước lá sa kê nên được sử dụng trong ngày.

Từ những thông tin trên đây, chúng ta có thể biết được uống lá sa kê có hại không, công dụng cũng như cách làm trà lá sa kê phù hợp với từng loại bệnh. Tuy nhiên, để tránh trúng độc cũng như tác dụng phụ khi sử dụng, người bệnh không nên tự ý sử dụng lá sa kê mà cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng dịch virus corona, mách bạn 3 cách làm nước rửa tay khô đơn giản để sát khuẩn an toàn

Nếu bạn đang không tìm được những loại nước rửa tay chuyên dụng, có thể tạm thời áp dụng những cách làm nước rửa tay khô đơn giản sau để giúp bản thân sát khuẩn an toàn, đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng này nhé!

TIN MỚI NHẤT