Cách chống say xe hiệu quả nhất cho bà bầu và trẻ em 

Sức khỏe 08/09/2019 08:49

Dưới đây là một số cách chống say xe hiệu quả nhất cho bà bầu và trẻ em đảm bảo rất an toàn, giúp cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn. Mỗi lần đi tàu xe không còn là nỗi lo. 

Dù không phải là căn bệnh ghê gớm, nhưng say tàu xe sẽ khiến bạn vô cùng khổ sở, không thoải mái khi đi xa. Chỉ cần bước lên xe, bánh chuyển động một lúc, sẽ có cảm giác bị buồn nôn, sau đó “nôn thốc nôn tháo’’ như cào gan ruột, thậm chí nôn ra dịch xanh dịch vàng, ngất đi không kiểm soát. Những điều này gây ra ám ảnh tâm lý, khiến bạn rất ngần ngại mỗi lần phải đi tàu xe. Tuy nhiên, nếu bạn biết áp dụng những cách chống say xe hiệu quả nhất sau đây, thì mỗi lần đi xe sẽ nhàn tênh, không còn quá lo lắng hay áp lực nữa.

Cách chống say xe cho trẻ em

Em bé say tàu xe là một phản ứng bình thường, vì chưa thể thích nghi với việc di chuyển. Nguyên nhân là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường hoặc có thể là do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai, khiến hệ thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn, dẫn đến cảm giác say xe. 

Trẻ em dễ bị say tàu xe
Trẻ em dễ bị say tàu xe

Để chống say tàu xe cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích con nhìn ra cửa sổ để tất cả các bộ phận của cơ thể sẽ gửi cùng một thông điệp đến não rằng đang di chuyển về phía trước, để giảm thiểu tình trạng say xe. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé đi xe vào ban đêm thì sẽ tốt hơn. Khi đó, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ, quên đi cảm giác say xe. 

Trong khi đi xe, mẹ cũng không nên cho các bé ăn đồ có nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị vì sẽ khiến dạ dày gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Đồng thời cũng không nên cho trẻ ăn quá no trước khi lên xe, dạ dày quá đầy cũng khiến trẻ nhỏ dễ bị say xe. Thêm nữa, mẹ cũng có thể chống say tàu xe bằng gừng cho trẻ. Khi đi xe mẹ hãy đem theo một ít kẹo gừng, mứt gừng hoặc gừng tươi để cho bé ngậm. Vì đây là vị thuốc Đông y có khả năng chống say xe khá hiệu quả. 

Mẹ nên mang theo mứt gừng cho bé ngậm
Mẹ nên mang theo mứt gừng cho bé ngậm

Ngoài ra, một trong những biện pháp chống say xe phổ biến nhất hiện nay cho trẻ đó là uống thuốc có chứa dramamine. Thuốc có tác dụng chống buồn nôn, sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên trước khi lên xe khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống, bạn cần chú ý liều lượng sau đây: 

  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 12,5mg, sau 6 giờ uống 1 lần, không vượt quá 75mg trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống từ 12 – 25mg cung sau 6 giờ thì uống 1 lần, không vượt quá 150mg trong khoảng thời gian 24 giờ.

Cách chống say xe cho bà bầu

Bà bầu dễ gặp tình trạng say xe trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, thuốc chống say xe cho bà bầu uống như thế nào, làm lượng ra sao cần phải hỏi kiến ý bác sĩ cụ thể. 

Bà bầu cũng dễ say tàu xe
Bà bầu cũng dễ say tàu xe

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Nhưng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine, vì có thể xảy ra tình trạng run rẩy, mệt mỏi. Nếu bị say xe quá nặng thì mới nên dùng thuốc chống say có chứa Dramamine. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé trong bụng, tốt nhất bạn nên sử dụng các mẹo vặt chống say xe không dùng thuốc như: 

  • Uống bổ sung vitamin B6. 
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô, để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. 
  • Hãy nhìn ra những khoảng không rộng lớn để mắt có thể quan sát, truyền tín hiệu đồng bộ lên não.
  • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu. Đồng thời, trong túi bỏ sẵn kẹo gừng, món ăn vặt có vị hơi chua, để ngậm hoặc có thể chống say xe bằng vỏ quýt. 
  • Mặc quần áo thoải mái và không ăn quá no trước khi khởi hành.
  • Hãy nói chuyện để làm giảm sự căng thẳng cho tiền đình. Vì thế, trong những chuyến du lịch, nếu hướng dẫn viên dí dỏm, hay pha trò, trên xe gần như không có người bị say. Do đó, hướng dẫn viên không chỉ đòi hỏi phải có ngoại hình đẹp mà tính cách còn phải hòa đồng, thân thiện, hoạt bát, vui vẻ.
Mẹ bầu nên ngồi hàng ghế trước gần tài xế
Mẹ bầu nên ngồi hàng ghế trước gần tài xế

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số cách chống say xe hiệu quả nhất như: 

Cách chống say xe bằng bánh mì

Bánh mì là loại thức ăn rất được ưa chuộng khi lên tàu xe, vì món ăn này rất tiện lợi và có công dụng tốt cho trong việc chống say tàu xe. Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Loại men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh, giảm cảm giác say xe. Do đó, ở các bến xe thường có rất nhiều người hay bánh mỳ.

Cách chống say xe bằng lá trầu

Dân gian có cách trị say xe bằng trầu xanh rất hay, trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, dùng khoảng 3 - 4 lá trầu không, xé lá trầu ra vài miếng, làm cho hơi nát lá rồi dán vào rốn. Tiếp theo dùng chiếc vải xô bịt lại và dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn. Lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn. Đồng thời, giữ 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi, giúp át mùi của xăng xe và cản trở gió, xua cảm giác mệt mỏi. Chính vì vậy, đây cũng là một mẹo chống say tàu xe hiệu quả.

Thận trọng với miếng dán chống say tàu xe

Hiện nay, ngoài việc uống thuốc, rất nhiều người còn sử dụng miếng dán chống say tàu xe. Tuy nhiên, ít người biết rằng miếng dán cũng là thuốc, dán lên da không chỉ cho tác dụng tại chỗ mà còn có loại cho tác dụng toàn thân. Thông thường miếng dán cho tác dụng toàn thân này còn được gọi là băng dán xuyên da.

Để chống nôn ói khi đi tàu xe, thay vì uống thuốc, nhiều người chọn miếng dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứa dược chất scopolamin. Theo đó, khi dán lên da khô sau tai, dán ít nhất bốn giờ trước khi lên tàu xe thì sẽ có đủ thời gian cho thuốc thấm qua da vào máu, phát huy tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích chống buồn nôn do say tàu xe. 

Miếng dán chống say tàu xe không phải ai cũng dùng được
Miếng dán chống say tàu xe không phải ai cũng dùng được

Dạng băng dán xuyên da này khá tiện lợi do duy trì được sự cung cấp thuốc liên tục trong thời gian dài. Nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nhưng khi dùng miếng dán chống say xe mọi người cần phải biết rằng không phải ai cũng dùng được. 

Miếng dán có tính chất giống như dược phẩm nên cũng có thể gây ra tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, miếng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn thì cũng có thể gây tác dụng phụ gọi tác động đến hệ thần kinh như làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt… 

Vì vậy, khi dùng miếng dán chống say tàu xe, bạn cần lưu ý một số điều như: 

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới tám tuổi. 
  • Trẻ em trên từ 8 – 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. 
  • Khi dán và cảm thấy có triệu chứng bất thường thì phải gỡ ra ngay. 
  • Nếu thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng thì phải đi khám ở bác sĩ và kể rõ sự việc cho bác sĩ xử lý.
  • Sau khi dán hoặc gỡ miếng dán nên rửa tay cho kỹ, để thuốc không dính vào thức ăn, thức uống.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được chống say xe bằng cách nào, để áp dụng cho hiệu quả. Nhờ đó, mỗi lần đi xe sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.  

Ám ảnh vì chứng say xe mỗi dịp Tết thì đừng bỏ qua những mẹo khắc phục cực hữu ích này

Chỉ còn 2 ngày nữa là chúng ta sẽ bắt đầu phải quay trở lại với công việc thường ngày và nếu có nỗi sợ say xe thì bạn nhất định phải đọc qua một số mẹo khắc phục cực hiệu quả sau đây.