Hiện Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học Trái đất) vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.
- Sáng nay 31/3, Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2,6 đến 3,1 độ
- Các công trình ở TPHCM chịu được động đất mấy độ?
Theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 1/5, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Các Khoa học Trái đất đã ghi nhận nhiều trận động đất xảy ra tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Trận động đất mạnh nhất có độ lớn 3,8, xảy ra vào lúc 19h20 (giờ Hà Nội) ngày 1/5. Vị trí của trận động đất này được xác định tại tọa độ 15.181 độ vĩ Bắc và 108.155 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
Trước đó, vào lúc 17h20 cùng ngày, một trận động đất khác có độ lớn 2,7 đã xảy ra tại tọa độ 15.109 độ vĩ Bắc và 108.089 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu tương tự là 8,1km.
Lúc 14h cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 2,6 cũng được ghi nhận tại khu vực này, với tọa độ 15.181 độ vĩ Bắc và 108.168 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, diện Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học Trái đất) vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này. Tại Việt Nam các trận động đất mạnh từ 2 - 3 và 3 - 4 độ được đánh giá là các trận động đất yếu.
Các trận động đất mạnh từ 2 - 3 độ thì một số người cảm nhận được rung động rất nhẹ, không gây thiệt hại cho các công trình xây dựng. Tần suất xuất hiện trung bình trên toàn thế giới mỗi năm khoảng 1 triệu trận.
Đối với các trận động đất mạnh từ 3 - 4 độ thì cảm thấy bởi một số người, nhưng hiếm khi gây thiệt hại và có thể nhận thấy các đồ vật trong nhà rung động. Hằng năm trên thế giới xuất hiện trên 100.000 trận.
Hồi tháng 2/2025 (từ 18 đến 25/2), tại huyện Nam Trà My đã ghi nhận 7 trận động đất có cường độ từ 3 - 3,5 độ. Các năm trước đây huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tục xảy ra nhiều trận động đất kích thích với cường độ khác nhau.