Cơn co tử cung có nguy hiểm không?

Nuôi dạy con 29/02/2020 11:56

Cơn co tử cung là động lực của quá trình chuyển dạ bình thường, vậy nó sẽ nguy hiểm trong trường hợp nào?

Diễn biến của cơn co tử cung luôn thay đổi trong suốt quá trình người mẹ chuyển dạ, vì vậy việc theo dõi nhịp độ của nó là vô cùng cần thiết. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu cơn co tử cung và những trường hợp đặc biệt của cơn đau này.

Con co tu cung 1
Cơn co tử cung dẫn đến đau đớn - Ảnh minh họa: Internet

Cơn co tử cung trong chuyển dạ

Các mẹ cần lưu ý đến tần suất của cơn co tử cung bởi nếu nó có những thay đổi bất thường như bị rối loạn co bóp có thể gây nên tình trạng chuyển dạ kéo dài và dẫn đến những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ

  • Là sự xuất hiện tự nhiên trong sinh lý của phụ nữ mang thai thời điểm chuyển dạ, gây nên những cơn đau.
  • Cơn đau do co tử cung gây ra ở mỗi phụ nữ là khác nhau do thể trạng của mỗi người khác nhau.Thông thường khi áp lực của cơn co tử cung lên đến 25 - 30 mmHg thì người mang thai sẽ có cảm giác đau
Con co tu cung 2
Đặc điểm của cơn co tử cung - Ảnh minh họa: Internet
  • Cơn đau xuất hiện muộn, sau khi diễn ra cơn co tử cung và chấm dứt trước khi cơn co tử cung kết thúc.
  • Xuất phát của cơn co tử cung là ở vị trí sừng phải của tử cung phụ nữ, kéo dài từ trên xuống dưới với tốc độ 1-2cm/s
  • Nếu là một cơn co tử cung bình thường nó sẽ diễn ra theo chu kỳ, đều đặn, tăng dần và kéo dài. Cụ thể, trong thời gian chuyển dạ, tần số của cơn co tử cung là 15-20s, tiếp theo là 30-4s ở cuối kỳ khi mở cổ tử cung.

Tính chất của cơn co tử cung

  • Áp lực, thời gian co bóp và sự lan truyền của cơn co tử cung giảm dần theo chiều từ trên xuống dưới
  • Theo sinh lý bình thường chuyển dạ, số lượng cơn co tử cung là 70 đến 180, điều này phụ thuộc vào việc người phụ nữ đó đã sinh con mấy lần, sinh dễ hay sinh khó và chất lượng cơ tử cung của người phụ nữ như thế nào.
  • Trong giai đoạn sổ thai, sự kết hợp của cơn co tử cung và cơn co thành bụng thúc đẩy việc đẩy bào thai ra ngoài.

Cách làm giảm cơn co tử cung

Con co tu cung 3
Cách giảm cơn co tử - Ảnh minh họa: Internet

Khi thấy cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hay gọi là cơn co tử cung khi mẹ mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm cơn đau.

  • Nếu là cơn gò Braxton-Hicks mẹ bầu nên tắm bồn với nước ấm hay tắm vòi hoa sen với nước ấm. Mẹ bầu dùng một chai nước ấm bọc trong một chiếc khăn mềm để xoa nhẹ nhàng lên bụng bầu. Để tránh làm tổn thương đến thai nhi, mẹ bầu nên tắm nhanh và lưu ý nhiệt độ nước khi tắm.
Con co tu cung 4
Dùng nước ấm để giảm cơn co tử cung - Ảnh minh họa: Internet
  • Mẹ bầu cũng có thể uống một ly nước ấm để giảm cơn đau 
  • Khi có dấu hiệu của cơn co thắt tử cung, mẹ bầu hãy thử hít thở chậm và sâu 
Con co tu cung 5
Hít thở thật sâu khi cơn co tử cung xuất hiện - Ảnh minh họa: Internet
  • Đổi tư thế cũng là một cách mẹ bầu có thể thử để giảm cơn đau do co thắt tử cung
Con co tu cung 6
Mẹ bầu đổi tư thế khi xuất hiện cơn co tử cung - Ảnh minh họa: Internet
  • Các mẹ không nên xoa bụng hay se đầu vú nếu mang thai vào những tuần nhạy cảm, việc này dẫn đến cơn co thắt tử cung và thậm chí là nguy cơ sinh non.

Cơn co tử cung 10 phút 1 lần

Cơn co tử cung thường xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ và với tần suất từ 10 đến 12 phút 1 lần, chúng không giảm ngay cả khi mẹ bầu đã thay đổi vị trí và tư thế. Đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Cùng với biểu hiện căng cứng của bụng, bà bầu khi xuất hiện cơn gò tử cung sớm có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, có áp lực ở khung chậu và bị co thắt.

Khi xuất hiện cơn co tử cung sớm, đặc biệt là đi kèm các dấu hiệu sinh non khác như ra máu, rỉ ối, bà bầu cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cơn gò tử cung có nguy hiểm không

Các mẹ bầu luôn lo lắng về các cơn gò tử cung khiến bụng căng cứng nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, cơn gò cứng bụng không thật sự nguy hiểm như các mẹ nghĩ. Chúng chỉ là phản ứng bình thường trong thời gian mang thai. Các mẹ cần lưu ý các biểu hiện khác thường sau đây của cơn gò tử cung để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra:

  • Tần suất và cường độ của cơn gò tử cung tăng dần
  • Khi đã thử uống nước, nghỉ ngơi hay thay đổi vị trí mà cơn gò tử cung vẫn không giảm
  • Cơn gò tử cung xuất hiện trước tuần 37 của thai kỳ
  • Cơn gò tử cung đến kèm theo sự đau đớn, chảy máu, vỡ ối, rỉ ối và những dấu hiệu sắp sinh khác.

Cơn co tử cung không nguy hiểm nếu nó diễn ra theo chu kỳ đều đặn và không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác. Nếu các mẹ bầu đã thử các cách giảm đau mà cơn gò tử cung vẫn không có dấu hiệu giảm thì nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Kiến thức mang thai: Trễ kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Nhiều chị em mong ước làm mẹ thường cảm thấy phấn khởi thấy chậm kinh sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đó có phải là dấu hiệu mang thai, trễ kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung? Cùng tìm hiểu ngay!

TIN MỚI NHẤT