9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm, cách này đúng hay sai?

Món ngon mỗi ngày 08/08/2023 10:03

Nước sôi khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn, việc này vừa giúp rút ngắn thời gian vào bếp vừa làm gạo chín đều và giữ lại chất dinh dưỡng có trong gạo. Ngược lại khi nấu cơm bằng nước lạnh sẽ làm hạt gạo trương lên và làm chất dinh dưỡng bị hòa tan từ từ vào trong nước.

Nấu cơm dùng nước lạnh hay nước sôi?

Nhiều người nội trợ lại cho rằng nước lạnh sẽ giúp gạo chín từ từ, còn việc sử dụng nước sôi khiến gạo chín không đều. Bởi vậy nước lạnh luôn là sự ưu tiên của các bà nội trợ Việt.

Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn, dù bạn đang sử dụng bếp điện, bếp củi hay bếp ga.

Nước sôi khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn, việc này vừa giúp rút ngắn thời gian vào bếp vừa làm gạo chín đều và giữ lại chất dinh dưỡng có trong gạo.

Ngược lại khi nấu cơm bằng nước lạnh sẽ làm hạt gạo trương lên và làm chất dinh dưỡng bị hòa tan từ từ vào trong nước.

Trong khi đó, nấu cơm bằng nước nóng giúp hạt gạo tạo thành một lớp bảo vệ ngăn hạt gạo bị vỡ nát và giữ lại tất các chất dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nấu cơm bằng nước sôi và đậy vung sẽ tránh để gạo tiếp xúc với không khí và giữ lại hơn 30% vitamin B1 so với việc nấu cơm bằng nước lạnh.

9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm, cách này đúng hay sai? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Vo gạo có làm mất chất dinh dưỡng không?

Không vo gạo quá nhiều lần, thông thường có thể vo 2 lần bằng nước sạch, không vò mạnh. Đối với gạo để lâu ngày nên vo nhiều lần sẽ ngon hơn. Điều này là do lớp bề mặt của gạo có chứa một số vitamin tan trong nước và muối vô cơ, nếu bạn vo nhiều lần hoặc vo và đảo mạnh thì các chất dinh dưỡng trên bề mặt gạo sẽ dễ dàng bị mất đi.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng vo gạo cũng làm trôi đi một số chất dinh dưỡng khác quan trọng đối với sức khỏe chẳng hạn như đồng, sắt, kẽm và vanadi.

Đối với hầu hết mọi người, vo gạo dường như là lựa chọn cá nhân, nếu muốn vo thì chỉ vo nhẹ một hai lần.

9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm, cách này đúng hay sai? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng gạo xay quá trắng khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi.

Thức còn lại mà bạn ăn chỉ còn là lõi bột đường của gạo, đó chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng... nếu ăn quá nhiều.

Các nhà nghiên cứu cho biết, gạo có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose.

Chỉ số đường huyết của gạo trắng là 64 trên thang điểm 100 đứng đầu trong số các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Kết luận được đưa ra: ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.

Món thịt giúp tăng sinh collagen, chống lão hóa mà phụ nữ nên ăn thường xuyên

Gân bò là phần thịt chứa nhiều collagen và các axit amin có tác dụng "bôi trơn" xương khớp.

TIN MỚI NHẤT