9 phương pháp cứu nguy cho bà bầu bị nghẹt mũi

Mẹ bầu 29/10/2019 16:18

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu không may bị cảm cúm và nghẹt mũi có thể dẫn đến nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy nên không được phép chủ quan mỗi khi bà bầu bị nghẹt mũi. Tham khảo những nguyên nhân và cách chữa trị sau đây để có cách ứng phó kịp thời.

Nghẹt mũi có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu để tình trạng trở nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Khi thấy bà bầu bị nghẹt mũi cần quan tâm kịp thời và tìm kiếm phương pháp giải quyết nhanh chóng, an toàn. Tham khảo thông tin sau để có hiểu biết kỹ càng về tình trạng này.

Tại sao bà bầu bị nghẹt mũi?

Viêm mũi thai kỳ

Viêm mũi thai kỳ là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong suốt những tháng mang thai của các mẹ, đâu là tình trạng nghẹt mũi do sinh lý, thường kéo dài từ 6 tuần trở đi. Các dấu hiệu của viêm mũi thai kỳ tượng tự với cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm vi rút nhưng hoàn toàn là do thay đổi nội tiết tố gây ra chứ không nghiêm trọng như các loại cảm sốt phía trên. Tuy nhiên vì chúng khá giống nhau nên bạn cần đi khám để có chuẩn đoán chính xác nhất.

Viêm mũi thai kỳ sẽ tự động hết sau khi việc mang thai kết thúc. Vì lúc này mức độ estrogen và hàm lượng máu trong cơ thể phụ nữ không còn tăng cao như trong thai kỳ, vậy nên niêm mạc mũi không còn sưng hay tiết ra nhiều chất nhầy. Tình trạng viêm mũi thai kỳ cũng kết thúc theo. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con, thường trong vòng 2 tuần sau khi sinh.

ba bau bi nghet mui 4
Viêm mũi thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Khi bạn bị nhiễm trùng, cảm lạnh sẽ khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng, biểu hiện nghẹt mũi từ đó xuất hiện kèm với ho, hắt hơi, đau họng, thậm chí sốt cao. Bạn nên tới nay các trung tâm y tế để khám và chữa trị dứt điểm.

Viêm xoang

Với những người bị viêm xoang, hiện tượng nghẹt mũi không còn lạ lẫm chút nào. Nghẹt mũi ở viêm xoang sẽ đi kèm với nhức đầu (ở khu vực các xoang), sốt, có nước mũi màu xanh vàng, đau hàm…Vì viêm xoang cũng dễ gây các biến chứng nghiêm trọng nên khi thấy mình có biểu hiện tái phát xoang trong thời kỳ mang thai nên đi khám ngay.

Dị ứng khi mang thai

Khi mang thai cơ thể nhạy cảm hơn bình thường nên bạn có thể dễ bị mắc các chứng dị ứng hơn. Thường gặp nhất khi bị dị ứng là biểu hiện nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với chất gì hoặc nghi ngờ dị ứng thì nên tránh xa trong suốt thời kỳ mang thai để đảm bảo không ảnh hưởng tới bản thân và em bé.

ba bau bi nghet mui 6
Nghẹt mũi do cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Về cơ bản, nghẹt mũi không gây quá nhiều vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là viêm mũi thai kỳ. Nhưng nếu nghẹt mũi đi kèm với các vấn đề như cảm cúm, ốm sốt, đau xoang thì nên chữa trị nhanh chóng nếu không muốn để lại biến chứng nguy hiểm. Thai nhi hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng gián tiếp vì những vấn đề này và dẫn tới các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Các triệu chứng nghẹt mũi phổ biến

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng

Triệu chứng phổ biến nhất là nghẹt mũi đi kèm đau họng, đây là các hiểu hiện của việc viêm họng và cảm cúm. Nếu không có thêm cả cơn đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi thì chỉ là đau họng thường, vài ngày sau có thể tự khỏi.

Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi

Nghẹt mũi kèm hắt hơi là biểu hiện sớm của cảm cúm hoặc viêm mũi thai kỳ. Nếu là viêm mũi thai kỳ thì các biểu hiện sẽ chấm dứt sau khi hết thai kỳ. Nhưng bạn nên đi khám để tránh trường hợp cảm cúm do các nguyên nhân khác.

Bà bầu bị nghẹt mũi đau đầu

Nghẹt mũi và đau đầu xảy ra khi các mẹ bị cảm cúm, khi gặp phải tình trạng này các mẹ nên đi khám để chữa trị kịp thời, tránh bệnh phát triển nặng hơn.

Bà bầu bị nghẹt mũi khi ngủ

Khi ngủ một vài mẹ thường gặp tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, vi rút hoặc chỉ đơn giản là tư thế ngủ không hợp lý làm máu và khí huyết khó lưu thông. Nên bạn có thể thử qua vài cách nhỏ như kê cao gối để có thể thở dễ hơn, uống nhiều nước cho khí huyết dễ dàng lưu thông.

ba bau bi nghet mui 2
Bà bầu bị nghẹt mũi do cảm cúm - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao?

Để điều trị chứng nghẹt mũi trong thai kỳ, chứng tôi xin giới thiệu 9 cách chữa bà bầu bị nghẹt mũi an toàn và dễ làm nhất sau đây:

Xông hơi

Phương pháp này cực kỳ dễ làm, bạn chỉ cần đun sôi một chút nước, đổ ra bát/cốc và đặt xuống dưới cằm. Tiếp theo trùm một cái khăn lớn lên đầu để che toàn bộ mặt và bát nước. Hít sâu cho hơi nước tiến sâu và làm thông khoang mũi. Lặp lại việc hít thở nhiều lần cho tới khi mũi được lưu thông. Phương pháp này còn đồng thời giúp xông da mặt cho bạn nên vô cùng tiện lợi.

Nhỏ nước muối

Bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Sau 5–10 phút, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Sử dụng tỏi

Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi là phương pháp rất hiệu quả và an toàn. Vì trong tỏi có chứa chất diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và làm giảm các cơn ốm sốt. Các mẹ có thể trị nghẹt mũi bằng cách ăn nhiều món ăn có chứa tỏi, ngửi tỏi sống hoặc giã dập lấy nước để xông mũi/nhỏ mũi. Tuy nhiên nhỏ mũi bằng tỏi thì khá là cay đấy nên bạn đừng bất ngờ nhé.

ba bau bi nghet mui 7
Trị nghẹt mũi bằng tỏi - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng lá kinh giới, tía tô

Theo đông y, hai loại rau này có tính cay, tác dụng chữa cảm cúm, làm tiêu đờm, thông mũi. Bạn có thể giã dập lấy nước uống hoặc nấu hai loại rau này thành cháo, vừa dễ ăn lại vừa khỏi được nghẹt mũi.

Hành

Tương tự với 2 loại lá trên, hành có tính cay, giúp trị cảm sốt và còn chống động thai. Dùng hành để nấu cháo với gạo tẻ vừa bổ dưỡng lại vừa trị nghẹt mũi nhanh chóng. Có thể kết hợp hành, kinh giới, tía tô cùng một lúc để hiệu quả được tốt hơn.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi cơ thể rất tốt trong thời kỳ cảm sốt. Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C còn chống chảy máu mũi và tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các loại quả như kiwi, cà chua, cam, … hoặc các loại rau củ như ớt chuông, đậu…

ba bau bi nghet mui 8
Cháo hành vừa trị nghẹt mũi vừa chữa cảm cúm - Ảnh minh họa: Internet

Bấm huyệt

Những ai bị bệnh xoang hẳn sẽ rất quen thuộc với phương pháp bấm huyệt mà mát xa mũi này. Nó giúp mũi được lưu thông tốt hơn và giảm các cơn đau do xoang. Dùng ngón tay cái ấn vào khu vực ở hai bên mũi khoảng vài phút, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng, vuốt nhẹ từ hai bên sống mũi xuống cánh mũi. Làm đều đặn như thế khoảng 10 phút, các chất nhầy sẽ chảy khỏi mũi và hô hấp sẽ được lưu thông hơn.

Uống trà gừng

Trong đông y dùng gừng để chống viêm tự nhiên nên bạn có thể dùng loại thực phẩm này để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. Đem gừng tươi xắt mỏng đi đun với một chút nước. Có thể dùng nước gừng đó để xông mũi hoặc pha thêm với mật ong và chanh để uống, vừa trị cảm cúm, nghẹt mũi, vừa làm ấm cơ thể và tốt cho dạ dày.

Xịt thông mũi

Các loại xịt thông mũi được bày bán rất nhiều ngoài thị trường, bạn có thể mua về xịt vào khoang mũi, hiện tượng nghẹt mũi sẽ biến mất tức thì. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những phương pháp tự nhiên trước khi dùng tới thuốc. Vì một vài loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, dù chỉ được xịt ở mũi.

ba bau bi nghet mui
Uống trà gừng trị nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Internet

Với 9 phương pháp cứu cánh cho bà bầu bị nghẹt mũi vừa nêu, hy vọng các trị em đã biết được giải pháp trị chứng nghẹt mũi xuất hiện trong thai kỳ của mình. Chỉ với một vài bí quyết và thao tác kể trên, các chị em hoàn toàn có thể trút được cơn phiền toái của chứng ngạt mũi khó chịu.

Bà bầu mới sinh nên ăn gì để lợi sữa và nhanh khỏe?

Để bồi bổ cho cơ thể nhạy cảm sau sinh và kích thích quá trình sản xuất sữa, bà bầu mới sinh nên ăn gì? Có lưu ý quan trọng nào trong việc lựa chọn thực phẩm không? Câu trả lời được nằm trong bài viết này.

TIN MỚI NHẤT