'Hà Nội có dự án 8 năm vẫn chưa xong thủ tục đầu tư ở bãi sông'

Thị trường 23/08/2019 06:00

Đó là ý kiến của ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội đưa ra tại Hội thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.

Ngày 22/8, báo cáo tại Hội thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hiện nay vẫn xảy ra tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, khai thác cát không phép, trái phép, tình trạng đổ phế thải, san lấp lạch sông, lấn chiếm lòng sông, bãi sông với quy mô lớn, tình trạng xây dựng công trình trái phép ở lòng sông, bãi sông.

"UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn TP, bảo đảm phòng, chống lũ an toàn, giải quyết được những yêu cầu thực tiễn của Hà Nội. 

'Hà Nội có dự án 8 năm vẫn chưa xong thủ tục đầu tư ở bãi sông' - Ảnh 1

Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ phát biểu tại Hội thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều. (Ảnh: H.T)

Tuy nhiên đến nay, Quy hoạch chưa được phê duyệt do phải còn những vướng mắc về những quy định của pháp luật", ông Mỹ nói và cho rằng, với diện tích khu vực bãi sông rất lớn, nếu được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, đây sẽ là nguồn lực lớn cho phát triến kinh tế, xã hội của Hà Nội.

Theo ông Mỹ, có nhiều điều khoản thiếu khả thi. Ví dụ như Khoản 4 Điều 26 Luật Đê điều quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng các công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng phê duyệt. Những dự án này trình Bộ NNPTNT thẩm định trước khi trình Thủ tướng.

“Đây là điều khoản thiếu khả thi nhất. Luật Đê điều đã có hiệu lực thi hành được trên 12 năm, trên địa bàn TP. Hà Nội chưa triển khai được bất kỳ dự án đầu tư nào theo quy định này. Điển hình có dự án được triển khai từ năm 2011 (khoảng 8 năm-PV) đến nay vẫn chưa hoàn thành trình tự, thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", ông Mỹ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng, trên thực tế việc cấp phép xây dựng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng nông thôn mới: Điện, đường, trường, trạm, trụ sở cơ quan, chính quyền cơ sở… và xây dựng nhà ở riêng lẻ cho người dân rất khó thực hiện.

Ông Mỹ đề nghị phân cấp Khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều: HĐND cấp tỉnh được quyết định dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (điện, đường, trường, trạm, trụ sở cơ quan, chính quyền) và xây dựng nhà ở riêng lẻ của người dân với quy mô sử dụng đất dưới 5ha, sau khi được Bộ NNPTNT thẩm định.

Ngoài ra, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội còn cho biết, theo phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Trên địa bàn TP. Hà Nội diện tích bãi sông nơi chưa có công trình được phép xây dựng là 833ha (diện tích xây dựng 15%) và diện tích bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng được nghiên cứu xây dựng là 3 .613ha (diện tích xây dựng là 5%); đây là nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của TP. 

Để khắc phục khó khăn vướng mắc từ thực tiễn, ông Mỹ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật theo hướng phân cấp phê duyệt dự án đầu tư ứng với quy mô công trình được phép xây dựng ngoài bãi sông.

Phải ngăn việc lợi dụng tín ngưỡng để đầu cơ đất đai

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng đang có sự không rõ ràng trong việc cấp đất cho các dự án tâm linh kết hợp du lịch. Ông đề xuất Quốc hội cần giám sát vấn đề này.

TIN MỚI NHẤT