Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng

Đời sống 12/06/2023 15:05

Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thiếu hợp đồng sản xuất, thiếu nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào vì ảnh hưởng từ những biến động trên thế giới; lãi suất ngân hàng tăng; hoặc do doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn vay phục vụ phát triển sản xuất.

Theo thông tin từ báo Nhân Dân, tỉnh Ninh Bình hiện có 21 doanh nghiệp phải cắt giảm hơn 20.000 lao động. Trong đó, theo ngành chức năng của tỉnh, ngành dệt may có 8 đơn vị lớn, sử dụng nhiều lao động đã có hơn 5.200 lao động bị giảm giờ làm, 240 lao động bị chấm dứt hợp đồng.  

Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thiếu hợp đồng sản xuất, thiếu nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào vì ảnh hưởng từ những biến động trên thế giới; lãi suất ngân hàng tăng; hoặc do doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn vay phục vụ phát triển sản xuất. Một số doanh nghiệp khác thì phụ thuộc vào đơn hàng cố định, khi thị trường một số nước đóng cửa, tạo ra lượng hàng tồn kho lớn, khó tiêu thụ sản phẩm.

Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng - Ảnh 1
Nhiều công nhân ngành may ở Ninh Bình lo lắng bị cắt giảm việc làm - Ảnh: Báo Nhân Dân

Hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực khắc phục khó khăn nêu trên bằng cách chủ động chia sẻ, liên kết đơn hàng; chú trọng nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh mới.

Ngành chức năng của tỉnh đang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến tìm kiếm thị trường mới; tập trung phát triển khách hàng nội địa; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp may mặc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.  

Dẫn tin từ báo Ninh Bình đưa tin ngày 6/6/2023, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều là ngành dệt may với 8 doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH May NienHsing Ninh Bình, Công ty TNHH may Đông Thịnh Hưng, Công ty TNHH May Phoenix, Công ty TNHH Thời trang Itas Mars Intimates (thành phố Tam Điệp), Công ty TNHH Thời trang Itas Mars Intimates (thành phố Ninh Bình); Công ty cổ phần May 5; Công ty TNHH may xuất khẩu Gia Phú và Công ty TNHH may Trung Thành với 5.247 người lao động bị giảm giờ làm và 240 lao động phải chấm dứt hợp đồng. 

Trong đó, Công ty TNHH may Đông Thịnh Hưng đang làm thủ tục bán lại Công ty. Nguyên nhân doanh nghiệp phải cắt, giảm giờ làm là do thiếu đơn hàng, thiếu nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài làm khan hiếm nguyên, nhiên liệu; lạm phát, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay; thị trường Mỹ, Châu Âu gần như đóng cửa… dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng… Trong khi đó, đa số các công ty trong lĩnh vực may mặc, giầy dép, linh kiện điện tử trong khu công nghiệp là doanh nghiệp gia công, đơn hàng chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng cố định, khó tìm kiếm khách hàng mới.

Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng - Ảnh 2
Nhiều công nhân ngành may ở Ninh Bình lo lắng bị cắt giảm việc làm - Ảnh: Báo Ninh Bình

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp mới có đơn hàng đến hết tháng 6/2023 như: Công ty TNHH May Đài Loan, Chang Xin, NienHsing, Vienergy…, các tháng sau chưa có kế hoạch sản xuất. Một số doanh nghiệp may mặc, giầy da vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông nhưng chỉ để đảm bảo số lao động tối thiểu duy trì hoạt động của nhà máy. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp ngành may mặc đã và đang chủ động xây dựng, triển khai các phương án, giải pháp để linh hoạt ứng phó. Nhiều doanh nghiệp đã có sự chia sẻ, tạo liên kết đơn hàng. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí trong sản xuất để tạo được sự cạnh tranh về giá. Đồng thời có giải pháp sắp xếp, điều hành sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ có hiệu quả. 

Trước những khó khăn chung của ngành dệt may, các doanh nghiệp nhỏ, xưởng may gia công cũng chịu sự tác động không nhỏ. Vì vậy, cùng với nỗ lực vượt khó của các cơ sở may mặc, tại nhiều địa phương, chính quyền và các hội, đoàn thể cần quan tâm, đồng hành bằng cách tạo điều kiện để các cơ sở may tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi để duy trì, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể tổ chức đào tạo nhân lực cho ngành may nhằm tạo nguồn lao động ổn định, có tay nghề cho các cơ sở, xưởng may trên địa bàn.

 

TP.HCM: Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam tiếp tục cắt giảm 1.249 lao động, hỗ trợ cao nhất hơn 350 triệu đồng

Trong sáng 3/6, có 1.249/1.257 người lao động đã đồng thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, 8 người còn lại vắng mặt vì đang nghỉ phép. Số lao động đồng ý nghỉ việc sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 8/7/2023.  

TIN MỚI NHẤT