Những thói quen ăn uống không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết lại còn âm thầm 'PHÁ HỦY' dạ dày từng ngày

Dinh dưỡng 27/04/2023 20:30

Nếu như thường xuyên xây dựng thói quen ăn uống này có thể tăng nguy cơ bị niêm mạc dạ dày, nguy cơ mắc các bệnh viêm loét và thậm chí là ung thư dạ dày.

Ăn quá nhanh

Hành vi ăn nhanh bao gồm cả việc rút ngắn tổng thời gian ăn uống và nhai không kỹ, nuốt vội vàng. Lúc này, thức ăn sẽ chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Lặp lại lâu ngày dạ dày khó tránh khỏi suy giảm chức năng, mắc bệnh.

Nhai không kỹ, nuốt vội vàng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác khó chịu cho dạ dày.

 

Từ đó gây ra các cơn đau dạ dày, khó tiêu hóa, táo bón… Ăn nhanh trong một thời gian dài còn có thể khiến dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, ảnh hưởng xấu đến vị giác.

Khi ăn nhanh chúng ta còn khó kiểm soát lượng thức ăn, dẫn tới dễ ăn quá nhiều, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và nhiều bệnh khác. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị chúng ta nên dành ít nhất 20 phút cho mỗi bữa ăn. Hãy nhai ít nhất 12 lần trước khi nuốt thức ăn và không lập tức ăn miếng khác khi chưa nuốt hết hoặc vừa nuốt xong.

Những thói quen ăn uống không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết lại còn âm thầm 'PHÁ HỦY' dạ dày từng ngày - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Một trong những câu mà chúng ta hay nghe được nhất trên bàn ăn chính là "ăn nhanh đi cho nóng". Tuy nhiên, ăn quá nóng lại khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương - nhất là đối với những người đang mắc bệnh dạ dày.

Không chỉ tác động xấu tới dạ dày mà thức ăn nóng còn khiến niêm mạc miệng và thực quản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng việc ăn thức ăn quá nóng trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì thế cần hết sức cẩn thận.

Tương tự như vậy với các thức ăn hay đồ uống quá lạnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa. Nếu như thường xuyên ăn/uống thực phẩm lạnh có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày với các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, đại tiện lỏng,...

Ăn đồ thừa từ tối hôm trước

Rất nhiều gia đình có thói quen tận dụng bữa sáng từ thức ăn còn dư từ tối qua để tránh lãng phí. Bữa sáng như vậy trông đủ đầy thịt thà, cá mú đấy nhưng lại không phải sự lựa chọn lành mạnh.

Thức ăn để qua đêm có thể gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như rau thừa, đặc biệt là rau lá xanh đậm có chứa lượng nitrat cao, để bên ngoài quá lâu dễ dàng chuyển thành nitrit – một chất gây ung thư rất nguy hiểm. Chưa kể, dù hâm nóng lại cũng sẽ chẳng còn chút dinh dưỡng nào, ngược lại gây rối loạn hệ tiêu hóa, thậm chí dẫn tới tăng cân vù vù.

Ăn đêm/ăn khuya

Thực tế thì có rất ít người chịu được cơn đói cồn cào vào lúc nửa đêm và giải pháp thường thấy chính là ăn đêm.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì việc thức quá khuya và ăn đêm thường xuyên có thể khiến dạ dày hoạt động quá tải, niêm mạc dạ dày đáng lẽ "nên được nghỉ ngơi" thì lại tiếp tục chu trình tiêu thụ thức ăn. Lúc này dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh viêm loét và thậm chí là ung thư dạ dày!

Những thói quen ăn uống không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết lại còn âm thầm 'PHÁ HỦY' dạ dày từng ngày - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Thức uống gói trọn dinh dưỡng đồng hành cùng người trẻ trong mỗi chuyến đi

Để mỗi chuyến đi trải nghiệm, khám phá được trọn vẹn, người trẻ cần nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp có đủ năng lượng và đảm bảo cơ thể ở trạng thái sẵn sàng cho mọi hoạt động thể chất. Đơn giản hóa điều này, giới trẻ đã tìm ra thức uống bổ sung dinh dưỡng tiện lợi.

TIN MỚI NHẤT