3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng

Dinh dưỡng 27/04/2023 14:41

Ngoài việc nghỉ ngơi, uống thuốc trị bệnh, các loại thực phẩm mà người mắc COVID-19 nên kiêng, tuyệt đối không được đụng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, ghi nhận có đến hơn hai nghìn ca/ngày, việc phòng và điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Theo bản tin phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 cũng liên tục tăng trong thời gian gần đây. Ngoài ra, một số loại bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong thời tiết nắng nóng càng khiến chúng ta nên cẩn trọng. Các chuyên gia đã nhắc nhở đến việc ăn uống để hỗ trợ trong việc phòng và điều trị bệnh.

Theo Healthy, ngoài các thực phẩm lành mạnh, có các thực phẩm rất bất lợi cho người nhiễm COVID-19. Nói chung, thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, khiến hệ thống của bạn khó chống lại bệnh tật hơn. Những thực phẩm đó có thể bao gồm: Thức ăn nhanh, đồ chiên, nước ngọt, kẹo.

3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng - Ảnh 1
 

 

3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng - Ảnh 2
Các loại thực phẩm nên tránh xa khi bị COVID-19. Ảnh: Internet

Để cảm thấy tốt nhất, hãy tránh xa các loại thực phẩm này và chọn thực phẩm chống viêm.

Ngoài 3 thực phẩm gây bất lợi trên, bạn cũng tuyệt đối tránh loại thức uống có cồn, như bia, rượu, đặc biệt nếu đang trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19.

Chuyên gia cho biết: “Uống quá nhiều rượu có thể làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể bạn khó chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài. Rượu cũng có thể gây viêm trong ruột và có tác động tiêu cực đến vi khuẩn tốt giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.”

3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng - Ảnh 3
Rượu gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, với người bình thường uống rượu bia đã gây ra rất nhiều tác hại thì đương nhiên người đang mắc COVID-19 còn có nhiều tác hại hơn. Uống rượu bia làm bệnh COVID-19 tiến triển nặng hơn, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, tuần hoàn, suy đa phủ tạng, có thể dẫn đến tử vong.

Rượu bia có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc COVID-19 tăng lên. Nếu mắc bệnh COVID-19 dễ có nguy cơ chuyển biến nặng.

- Rượu làm tăng số lượng thụ thể ACE2 vốn là các mục tiêu được SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào chúng ta.

- Người bình thường đã không nên uống rượu bia, hoặc nếu có uống thì cũng chỉ uống một số lượng vừa phải thì đương nhiên người đang mắc COVID-19 và sau mắc càng không nên uống vì có thể làm tăng sự lo lắng, trầm cảm hoặc các bệnh khác mà vốn dĩ những người đang mắc COVID-19 mắc phải. Chất lượng cuộc sống kém đi, khiến cho việc đối phó với sự căng thẳng trở nên khó khăn hơn.

- Uống rượu bia kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.

- Sử dụng rượu, bia, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và viêm phổi.

3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng - Ảnh 4
Những người bệnh nên bổ sung các loại vitamin cân bằng. Ảnh: Internet

Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, người nhiễm COVID-19 nên có chế độ ăn và bổ sung một số loại thực phẩm để nhanh phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý:

- Người mắc COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở.

- Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu; thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

- Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa, nên uống 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi. Nên ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp các lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

- Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với F0 là vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng.

- Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin - khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E.

- Ngoài ra, rau quả còn giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 - 600g/người/ngày.

- Người mắc COVID-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người.

- Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài… để cung cấp lượng vitamin và khoáng chất là cần thiết cho cơ thể.

3 thực phẩm xấu + 1 thực phẩm cực hại người mắc COVID-19 nên tránh: 1 miếng cũng đừng đụng - Ảnh 5
Người mắc COVID-19 nên lưu ý. Ảnh: Internet

Theo Tuổi Trẻ, để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đề nghị hệ thống các bệnh viện rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người mắc COVID-19 theo nguyên tắc "4 tại chỗ".

Hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo đối với nhóm nguy cơ cao bao gồm người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng lượng công an, quân đội, giáo viên, người cung cấp dịch vụ thiết yếu...), công nhân... cần tiêm mũi cơ bản và tiêm nhắc 2 mũi tiếp theo.

Liều cơ bản đối với vaccine AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna, Vero Cell gồm 2 liều. Liều nhắc lại lần 1 (không tính liều bổ sung) tiêm sau khi hoàn thành liều cơ bản ít nhất 3 tháng. Liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tiêm sau mũi 3 ít nhất 4 tháng.

Đối với người mắc COVID-19 sau khi tiêm hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm mũi 3 ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế. Tiêm mũi thứ tư 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Bên cạnh việc tiêm vaccine, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc bảo vệ cho mình và người khác tại nơi công cộng bằng cách đeo khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên.

 

Rộ tin ăn 1 bát mì mất 32 ngày thải độc: Sự thật thế nào?

Mì ăn liền gây ung thư, mì ăn liền được chiên dầu cũ,… đây chỉ là những hiểu lầm mà các fan mì gói phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi “đổ oan” cho món ăn quen thuộc này.

TIN MỚI NHẤT