Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường, nhiều người vẫn ăn hàng ngày

Dinh dưỡng 06/06/2023 09:12

Dưới đây là những loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, hãy nhớ tránh xa.

Rau nhiều tinh bột

Rau thường được khuyên dùng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại rau chứa nhiều carbohydrate hơn những loại khác hay còn gọi là rau nhiều tinh bột.

Các loại rau nhiều tinh bột như khoai tây , đậu Hà Lan và bí đỏ… cung cấp giá trị dinh dưỡng quan trọng và là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B và kali cho cơ thể, nhưng chúng cũng có tỷ lệ carbohydrate cao hơn các loại rau khác, có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Nếu bạn đang cố gắng giảm lượng carbohydrate, thì việc giảm tiêu thụ lượng rau củ có tinh bột sẽ rất hữu ích.

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường, nhiều người vẫn ăn hàng ngày - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Bánh mì trắng

Các thực phẩm chứa tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng, đều hoạt động giống như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng. Tinh bột tinh chế làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tốt hơn bạn nên thay thế bằng các loại ngũ cốc bởi chúng giàu chất xơ và thường không tác động mạnh đến nồng độ đường huyết.

Thay vì ăn bánh mì trắng hay bánh vòng bagel vào bữa sáng, hãy chọn bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt. Vào bữa trưa và bữa tối, hãy thay thế thực phẩm làm từ tinh bột trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo dại, lúa mạch hoặc bánh mì nâu để giảm thiểu tác động đến lượng đường trong máu.

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường, nhiều người vẫn ăn hàng ngày - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bánh quy

Bánh quy có chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Mặc dù trong sữa và thịt động vật cũng chứa một ít chất béo chuyển hóa, nhưng chúng không đáng ngại bằng chất béo chuyển hóa nhân tạo. 

Chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra bằng cách hydro hóa mỡ hoặc dầu trong quá trình chế biến để có thể bảo quản lâu hơn. Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có thể làm tăng tình trạng viêm, cholesterol “xấu” và mỡ nội tạng. 

Những người bị tiểu đường nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn. Chất béo chuyển hóa còn được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, khoai tây chiên…

Bên cạnh đó, các loại bánh quy thường được làm từ bột mì tinh chế, cung cấp nhiều carbohydrat tiêu hóa nhanh có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Những loại thực phẩm này cũng có rất ít chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

Thay vì ăn bánh quy, người bị tiểu đường có thể lựa chọn các loại hạt hoặc trái cây cho bữa ăn nhẹ của mình.

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường, nhiều người vẫn ăn hàng ngày - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Gia vị và sốt salad

Các loại gia vị và nước sốt salad như sốt mayonnaise, sốt cà chua, nước sốt thịt nướng và nước xốt salad không chứa dấm, thường là những nguồn bổ sung đường, natri và chất béo bão hòa ẩn. Sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Tự làm nước sốt, gia vị tại nhà sẽ giúp khắc phục được vấn đề này. Thay vì muối và đường, hãy thử thêm hương vị cho bữa ăn bằng các loại thảo mộc, gia vị, giấm, dầu ô liu, cam quýt, tỏi và các loại gia vị khác.

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường, nhiều người vẫn ăn hàng ngày - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Nước ép trái cây

Mặc dù trái cây, loại thực phẩm chứa carbohydrate giàu chất xơ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng không thể suy ra rằng nước ép trái cây cũng có công dụng tương tự. Mặc dù cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn so với soda và các loại đồ uống có đường khác, nhưng nước ép trái cây, ngay cả loại nguyên chất 100%, cũng chứa rất nhiều đường trái cây, ít chất xơ, gây biến động nồng độ đường huyết.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên thay vì uống nước ép trái cây, mọi người hãy tăng cường ăn trái cây tươi vừa giúp thỏa cơn thèm ngọt vừa mang lại lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể ho. Như thế, bạn có thể duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn và hạn chế lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Khoai tây chiên

Bản thân khoai tây vốn đã có hàm lượng carbohydrat tương đối cao. Khi chiên khoai tây trong dầu thực vật có thể tạo ra chất béo chuyển hóa, làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn có thể thúc đẩy tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những người bị tiểu đường không nên ăn các thực phẩm chế biến như khoai tây chiên hay gà rán, thay vào đó ăn một lượng vừa phải các loại thực phẩm được chế biến đơn giản sẽ tốt hơn.

Món rau xanh luôn được các bà nội trợ lựa chọn, nhưng nếu lúc mua không để ý đến những dấu hiệu này, thì chẳng khác nào tự 'nộp mạng'

Món rau xanh luôn được các bà nội trợ lựa chọn để nấu ăn cho gia đình và cũng được con trẻ cực kỳ yêu thích, nhưng ít ai biết được những nguy cơ tìm ẩn của loại rau này.

TIN MỚI NHẤT