Con mọc mụn tưởng rôm sảy, mẹ Hà Nội quặn thắt nhìn bác sĩ nặn máu chảy thành dòng

Chăm sóc con 07/09/2019 13:00

Lúc con mới lên nốt mụn nhỏ ở bẹn chị Duyên chủ quan nghĩ đó là chuyện bình thường, thế nhưng dần dần con bị sốt, quấy khóc, bỏ ăn

Bất kể đối tượng, độ tuổi nào đều cũng có thể bị mụn nhọt, phần lớn mọi người đều có thái độ chủ quan khi thấy mụn nhọt xuất hiện vì nghĩ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng, mới đây, câu chuyện của chị Nguyễn Thùy Duyên (Hà Nội) chia sẻ khiến không ít cha mẹ bất ngờ và đề cao cảnh giác với mụn nhọt trên cơ thể trẻ nhỏ.

Chị Duyên cho biết, bé Híp (3 tuổi) là con đầu lòng của gia đình. Cách đây không lâu chị thấy con lên nốt mụn nhỏ ở bẹn nhưng do chủ quan nghĩ đó là chuyện bình thường vì trẻ con nóng trong hay bị rôm sảy nên chỉ vệ sinh bôi thuốc cho con bình thường. Bé Híp lại là đứa trẻ cá tính mạnh mẽ bị mụn mà con vẫn chơi chạy nhảy bình thường, chị vẫn đưa con đến trường hằng ngày như các bạn.

Con mọc mụn tưởng rôm sảy, mẹ Hà Nội quặn thắt nhìn bác sĩ nặn máu chảy thành dòng - Ảnh 1

Hình ảnh vết mụn trước và sau khi được xử trí

Thế nhưng, đến ngày hôm sau khi mụn con sưng to hơn con kêu đau, con quấy khóc cả đêm: “Lúc đó mình kiểm tra thấy có ngòi trắng, ông bà thì cứ bảo trẻ con mụn đầu đinh là bình thường, ngày xưa mình còn nhỏ còn mọc đầy đầu. Đắp cao là xong có gì mà sốt ruột, mình ra hiệu thuốc nhờ tư vấn thì họ cũng bảo đắp cao cho nhanh hút mủ con sẽ dễ chịu hơn. Mình chủ quan không một chút do dự mua cao về đắp vào mụn cho con” – chị Duyên nhớ lại.

Sau một ngày đắp cao, bé Híp kêu đau nhiều hơn, không đi được cứ nằm một chỗ, rồi con chuyển sang sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ ăn. Kiểm tra vết nhọt cho con chị Duyên thấy sưng đỏ tím lại, quá lo lắng chị cho con nhập viện. Bác sĩ thăm khám và kết luận con bị áp-xe mụn nhiễm trùng. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, đội ngũ y tế đã tiến hành bóc gỡ cao dán tiểu phẫu nặn hút dịch máu và mủ cho con trực tiếp mà không dùng gây tê do con bị mụn ở vị trí rất mẫn cảm.

Cả quá trình nặn mủ diễn ra trong khoảng 15 phút, bé Híp phải gồng mình lên giãy giụa chịu đựng những cơn đau đến thấu tim. Bố mẹ, 2 bác sĩ và y tá phải giữ chặt người con. “Nhìn con đau đớn mà tìm mình thắt lại. Máu tươi và mủ chảy ra thành dòng, có lúc ấn ép vọt bắn ra thành tia ướt đỏ ga giường và tay bác sĩ. Nhìn con mà chỉ muốn chết ngất, luôn miệng phải động viên con: Con mẹ giỏi lắm, con chịu đựng được mà... Con bé khóc, gào thét tay gồng lên người con vã ướt mồ hôi bạch nhợt ra. Mình đau như ai đang cắt ruột gan mình vậy. Làm mẹ rồi ai cũng sẽ hiểu cảm giác đau đớn của con khi mình không thể chia sẻ hay đau hộ cho con” – mẹ bé Híp chia sẻ.

Sau khi vượt qua đau đớn tiểu phẫu Híp ôm chặt lấy mẹ, con mạnh mẽ đến độ còn nức nở vừa khóc vừa nói: “Híp cảm ơn mẹ vì mẹ đã giúp Híp, đã giữ chặt tay Híp, để Híp giỏi, để Híp chịu đau cho bác sĩ chữa bệnh. Câu nói của con làm mình ám ảnh đến hết cả cuộc đời này, mình ân hận vì sự chủ quan ngu dại của mình”.

Ngày con nằm trên giường bệnh nhân, cả đêm chị Duyên không thể nào chợp mắt được. Nhìn con bé nằm ngủ li bì sau những giây phút hoảng loạn giẫy dụa chịu đựng sự đau đớn kéo dài trước, trong và sau khi bác sĩ tiểu phẫu nặn mụn mủ áp-xe cho con, chị đã day dứt ân hận vô cùng.

Con mọc mụn tưởng rôm sảy, mẹ Hà Nội quặn thắt nhìn bác sĩ nặn máu chảy thành dòng - Ảnh 2

Hiện tại sau khi tiểu phẫu nặn mụn mủ áp xe, sức khỏe của bé Híp đã ổn định và có thể đến lớp cùng các bạn

Tự dằn vặn bản thân, chị Duyên luôn tự hỏi: “Mình có phải là người mẹ tồi không? Vì mình mà con bé phải chịu đau đớn như thế nào. Khi trước nay tôi vẫn rất luôn cẩn thận trong việc chăm sóc con, chỉ một phút không suy nghĩ chủ quan để lại một bài học sương máu cả đời này tôi không bao giờ quên”.

Nhắn nhủ đến các mẹ cũng đang nuôi con nhỏ, chị Duyên khuyên: Nên đưa con đi khám ngay khi thấy con có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ không chủ quan tự mua thuốc điều trị khi con bị bất cứ bệnh gì.

Cách đây không lâu cũng có một trường hợp tương tự xảy ra với bé gái sinh năm 2016 ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi thấy con có mụn ở vùng bụng, gia đình đã cho bé uống thuốc kháng sinh kèm dán cao. Tuy nhiên, nốt mụn không teo đi mà còn khiến cháu bé bị hoại tử da và áp-xe vùng bụng.

Sau khi tiếp nhận, cháu bé đã được sơ cứu, uống thuốc hạ sốt và dùng máy hút dịch ra, dịch mủ màu tối, nặng mùi. Đồng thời, được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp cắt lọc da cân cơ thành bụng trái, tiếp đó dùng máy hút áp lực âm để bảo tồn vùng da thành bùng cho cháu và dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị.

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang khuyến cáo, da của trẻ em rất nhảy cảm và dễ bị tổn thương khi bị tác động. Bởi vậy khi gia đình thấy có bất thường trên da của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi không nên dán các loại thuốc cao dán bởi các loại cao dán này có chứa các hóa chất gây bỏng da của trẻ và sẽ dẫn đến hoại tử da. Nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường để các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Một sai lầm phổ biến ở các bà mẹ nuôi con nhỏ là luôn xem nhẹ chuyện nổi mụn nhọt của con. Hầu hết đều cho rằng vì nóng nên bé bị mọc mụn, bị phát ban và tìm cách chữa bằng các loại lá, đồ uống giải nhiệt.

Không ít trường hợp trẻ bị mọc mụn rồi dẫn tới nhiễm trùng máu, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị không kịp thời, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi...

10 thực phẩm quen thuộc trẻ nào cũng thích nhưng lại là hiểm họa sức khỏe với các bé

Nước ngọt, kem, pizza, xúc xích, kẹo dẻo... là những món ăn mà hầu như trẻ nào cũng nghiền. Tuy nhiên, cha mẹ đừng nên nuông chiều mà cho trẻ ăn nhiều 10 thực phẩm dưới đây, vì nó có những tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ về lâu dài.

TIN MỚI NHẤT