2 trường hợp trẻ dễ biến chứng khi nhiễm virus cúm B, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan

Chăm sóc con 31/10/2022 05:55

Đã có những trường hợp trẻ mắc cúm B biến chứng dẫn tới tử vong. Bác sĩ cho biết có 2 trường hợp trẻ dễ biến chứng khi nhiễm virus cúm B, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ hãy nghĩ tới trường hợp con bị mắc cúm B:

Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.

Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). 

2 trường hợp trẻ dễ biến chứng khi nhiễm virus cúm B, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), đặc biệt trẻ < 2 tuổi

- Trẻ có các bệnh mãn tính: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh/mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, bệnh hen, bệnh phổi mãn, bệnh tăng áp phổi, trẻ được dùng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh ung thư, bệnh máu rối loạn chuyển hóa, béo phì,…

2 trường hợp trẻ dễ biến chứng khi nhiễm virus cúm B, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan - Ảnh 1

2 trường hợp trẻ dễ biến chứng khi nhiễm virus cúm B, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Các biến chứng có thể gặp khi trẻ mắc cúm B

Phần lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên vi rút cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do vi rút cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan nhưng rất hiếm.

Khi mắc cúm trẻ sẽ được điều trị như thế nào?

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh cúm, thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với vi rút cúm, tùy thuộc vào lâm sàng bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Điều trị và chăm sóc tại nhà với các trẻ bị cúm nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng:

Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà với môi trường sạch sẽ, thoáng mát thông gió.

Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ C, các thuốc có thể sử dụng như: paracetamol liều từ 10 -15 mg/kg/lần (không dùng với các trẻ có các bệnh gan), hoặc ibuprofen liều 6-8 mg/kg/lần (không dùng với trẻ có giảm tiểu cầu hoặc nghi ngờ có sốt xuất huyết), khoảng cách dùng cách 4-6h nếu sốt ≥ 38,5 độ C.

Cho trẻ ăn lỏng, thức ăn mềm, cho uống thêm nhiều dịch (không dùng các loại nước ngọt công nghiệp): nước quả, dung dịch orezol…Nếu trẻ có ho dùng các thuốc ho thảo dược.

Thông thoáng đường thở bằng nhỏ nước muối sinh lý, vệ sinh mũi bằng bấc bông tự cuốn…

Giờ vào học quá sớm: Làm cách nào để cha mẹ có thể gọi con dậy đúng giờ mỗi ngày?

Để mỗi ngày mới không bắt đầu bằng tiếng quát tháo và nước mắt, bố mẹ có thể tham khảo những chiêu dưới đây.

TIN MỚI NHẤT