Từ vụ nghệ sĩ Tấn Hoàng bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh qua những cơn đau bất thường

Sức khỏe 17/05/2023 09:39

Mới đây, nghệ sĩ Tấn Hoàng có những chia sẻ cá nhân khiến cộng đồng mạng xôn xao. Theo đó, anh tiết lộ bản thân đã phải nhập viện vì căn bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong tình trạng khẩn cấp.

Chia sẻ trên trang cá nhân, nam nghệ sĩ cho hay: "Chào bà con... Tấn Hoàng vừa bị cơn đột qụy, cấp cứu kịp thời.

"Ngày 16/5, buổi sáng Tấn Hoàng bị nhồi máu cơ tim, may mắn là anh em đưa đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện ở Bắc Ninh, song rồi chuyển ra Hà Nội mới chẩn đoán rằng Tấn Hoàng bị hở van tim, với lại động mạch chủ hở... Quyết định là Tấn Hoàng phải đặt thêm van. Tấn Hoàng nói nhỏ là vì Tấn Hoàng mới vừa đặt van xong, đang nằm phòng hồi sức để theo dõi tim mạch. Mới vừa đặt xong, phải để ống gì trong cổ tay mình ấy bà con.... Tấn Hoàng cũng không rành về y học.

Từ vụ nghệ sĩ Tấn Hoàng bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh qua những cơn đau bất thường - Ảnh 1

 Nghệ sĩ Tấn Hoàng cho biết phải đặt thêm van do bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ảnh: Internet

Tấn Hoàng nói nhỏ là đang trong phòng hồi sức, bệnh nhân nhiều lắm bà con. Bây giờ là sáng, bác sĩ nói sáng sớm sẽ đưa lên phòng an dưỡng nghỉ ngơi. Bà con yên tâm, tưởng chết mà chưa chết, vậy là vẫn còn phục vụ bà con cô bác được, còn hát được, còn diễn được", nghệ sĩ Tấn Hoàng chia sẻ thêm về tình hình sức khỏe hiện tại sau cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Từ vụ nghệ sĩ Tấn Hoàng bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh qua những cơn đau bất thường - Ảnh 2
Clip thông báo tình hình sức khỏe của nghệ sĩ Tấn Hoàng nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng. Ảnh: Internet

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhồi máu cơ tim cũng được biết đến là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Đây là hai căn bệnh được toàn thế giới cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường. 

Từ vụ nghệ sĩ Tấn Hoàng bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh qua những cơn đau bất thường - Ảnh 3
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm. Ảnh: Internet

Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 20, 30.

Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, dấu hiệu điển hình của một cơn đột quỵ như sau:

- Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

- Đột ngột nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.

- Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

- Đột ngột khó đi bộ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thiếu phối hợp.

- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng cảnh báo: Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ một cách nhanh nhất và xử lý đúng. 

Từ vụ nghệ sĩ Tấn Hoàng bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh qua những cơn đau bất thường - Ảnh 4
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ. Ảnh: Internet

- F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

- A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

- S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

- T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bị đột quỵ do xơ vữa động mạch não thì cũng có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Về nhồi máu cơ tim, triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.

Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ giúp cơ hội cho người bệnh cải thiện được nhiều nhất tiên lượng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả nhất nếu chúng ta làm trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu sẽ thu hiệu quả nhiều hơn. Chậm trễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện có trung tâm can thiệp sớm nhất có thể.

Theo Bệnh viện Bình Dân, dưới đây là những cách giúp chủ động phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim: 

Tập thể dục nhiều hơn

Người bệnh có thể tập thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy ít nhất 5 ngày/tuần. Nếu không thể tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần và 2-3 lần/ngày.

Nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.

Hạn chế uống bia, rượu

Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Việc kiểm soát chỉ số đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và dùng thuốc điều trị để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.

Không hút thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách thích hợp, ví dụ sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ và chế độ dinh dưỡng phục hồi sau đột quỵ, cần lưu ý:

Cố gắng ăn nhiều rau củ, các loại trái cây.

Kiểm soát khẩu phần ăn, không ăn quá no dẫn đến lượng calo nạp vào tăng, hàm lượng chất béo hấp thụ cao, tăng nguy cơ béo phì.

Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Ưu tiên các nguồn protein ít chất béo.

Cố gắng giảm hàm lượng natri trong mỗi khẩu phần ăn.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên 15 điều để sống thọ

Trường thọ là khát vọng của con người trong suốt hàng ngàn năm qua. Muốn đạt được điều đó, bạn cần có ý thức thực hiện lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.

TIN MỚI NHẤT