Những biểu hiện rõ nhất của chứng ‘tiền tiểu đường’, phát hiện kịp thời còn phòng chống bệnh

Sức khỏe 18/08/2022 06:14

Trong giai đoạn ‘tiền tiểu đường’ người bệnh vẫn có cách phòng và tránh trước khi trở thành bệnh mạn tính tiểu đường vốn chưa có cách chữa trị dứt điểm.

Tiền tiểu đường dẫn đến tiểu đường (đái tháo đường), là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm chưa có cách trị dứt điểm. Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận hoặc đột quỵ đối với người bệnh.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), người bệnh tiểu đường tuýp hai thường gặp tình trạng như tiểu đêm; liên tục khát; cảm thấy đói; tầm nhìn bị mờ; tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, chân; mệt mỏi; cảm thấy kiệt sức; da khô bất thường; vết loét trên da lâu lành... Bệnh có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.

Những biểu hiện rõ nhất của chứng ‘tiền tiểu đường’, phát hiện kịp thời còn phòng chống bệnh  - Ảnh 1
Bệnh tiểu đường có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong. Ảnh: Internet

Trong giai đoạn tiền tiểu đường, lượng đường trong máu đã tăng cao có thể gây nguy hiểm, nhưng vẫn chưa đủ để trở thành bệnh tiểu đường.

Đây là giai đoạn có thể còn cứu vãn nếu phát hiện kịp thời. Người bị tiền tiểu đường nếu thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục, có thể hạn chế phát triển thành tiểu đường.

Nhận biết các dấu hiệu tiền tiểu đường

Da có mảng màu sẫm: Hay còn gọi là bệnh gai đen, đây là một trong những dấu hiệu nhận biết với mảng da sẫm màu, mịn như nhung ở một số vị trí, như cùi chỏ, đầu gối, khớp ngón tay, phổ biến nhất là ở cổ, nách, bẹn. Khi gặp các triệu chứng này, bạn cần xem xét cơ thể thường xuyên và đi khám kịp thời.

Những biểu hiện rõ nhất của chứng ‘tiền tiểu đường’, phát hiện kịp thời còn phòng chống bệnh  - Ảnh 2
Dấu hiệu của tiền tiểu đường phát hiện kịp thời phòng chống tiểu đường. Ảnh: Internet

Phát ban nhiều vị trí: Một trong những dấu hiệu chính của tiền tiểu đường là phát ban - có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, từ tai đến chân. Cụ thể:

- Xơ cứng da tay (Digital sclerosis): Da ở mu bàn tay trở nên cứng và dày lên.

- Các mảng da như vảy màu nâu nhạt xuất hiện trên ống quyển, giống như các đốm đồi mồi

- Các vùng da màu nâu đỏ, phổ biến nhất là ở cẳng chân. Đặc trưng bởi các mảng da nổi lên, bóng và đỏ với ở chính giữa màu vàng, thường xảy ra ở phụ nữ.

- Loét bàn chân khó phục hồi do tổn thương da.

- Bóng nước do tiểu đường (Bullosis diabeticorum): Là các vết phồng rộp không đau ở mu bàn tay, bàn chân, cẳng chân và cẳng tay, xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân bị bệnh thần kinh tiểu đường.

Một số dấu hiệu hàng đầu khác của lượng đường trong máu tăng vọt bao gồm:

- Cảm thấy khát nước mặc dù uống rất nhiều nước

- Đi tiểu thường xuyên;

- Luôn cảm thấy đói, mặc dù ăn đầy đủ

- Mệt mỏi

- Khô miệng: Lượng đường trong máu cao là một nguyên nhân có thể gây khô miệng. Khi glucose tập trung trong máu, miệng sẽ tiết ra ít nước bọt hơn.

- Da khô ngứa: Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, lượng glucose dư thừa trong máu có thể gây tổn thương các sợi thần kinh trên toàn cơ thể, dẫn đến tình trạng ngứa trên da.

- Giảm cân đột ngột: Khi cơ thể không thể sản xuất insulin đúng cách, các tế bào cạn kiệt lượng glucose để tạo năng lượng. Hậu quả là cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và khối lượng cơ để tạo năng lượng, khiến trọng lượng cơ thể giảm đột ngột.

- Mắt mờ: Đôi khi nhìn mờ cũng là một dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng vọt.

- Một số dấu hiệu khác như: rối loạn chức năng cương, tâm trạng thất thường cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Một số cách phòng chống bệnh tiểu đường

Một số lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ở mức an toàn. Trong đó, súp lơ xanh chứa hợp chất có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin. Súp lơ xanh có thể tạo ra hợp chất sulforaphane có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường loại 2.

- Cách ăn súp xanh cũng đóng một vai trò làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin. Bạn có thể hấp chín súp lơ hoặc thêm mù tạt để tăng hiệu quả từ món ăn này.

- Ăn uống lành mạnh: Bạn sẽ cần tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.

- Hoạt động thể chất: Tập thể dục có thể làm giảm chỉ số đường huyết bằng cách giúp tế bào giảm đề kháng insulin, nhờ đó glucose di chuyển vào các tế bào dễ dàng hơn.

Một loại thực phẩm ‘rẻ rề’ có sẵn tại các chợ giúp giảm lượng đường trong máu, tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm cho thấy một loại thực phẩm có tác dụng cực kì tốt cho việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

TIN MỚI NHẤT