Cách trị rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe gia đình

Sức khỏe 25/03/2020 20:29

Cách trị rối loạn tiêu hóa là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng cần nắm rõ để dùng bởi bệnh này không của riêng ai…

Nội dung bài viết

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng hầu như gia đình nào cũng mắc phải, học cách trị rối loạn tiêu hóa là để bảo vệ chính mình và người thân. Tưởng chừng như đơn giản nhưng căn bệnh này ảnh hưởng không ít đến đời sống của người bệnh. Vì thế, hiểu rõ về bệnh rối loạn tiêu hóa là cần thiết.

cach tri roi loan tieu hoa
Khi bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
  1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Khi cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt thì sẽ gây ra các vấn đề về đại tiện và tiểu tiện, tìm hiểu về nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa để điều trị đúng cách sẽ giúp các gia đình rút ngắn được quá trình ủ bệnh và giảm đau nhanh chóng.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Khi ăn nhiều đồ ngọt, cay nóng, thức ăn lên men hay chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia và nước ngọt có gas sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, ăn uống thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như trên vỉa hè cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Stress

Tình trạng stress dẫn đến co bóp đường ruột gây ra các vấn đề đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn xảy ra ở rất nhiều cơ địa. Khi thần kinh bị áp lực, căng thẳng, đường ruột sẽ co bóp  nhiều đẩy phân ra ngoài khi chưa kịp hấp thụ nước và muối khoáng tạo ra hiện tượng tiêu chảy, và khi ruột co bóp ít khiến thức ăn được lưu giữ trong đường ruột lâu ngày hấp thụ hết nước, tạo ra hiện tượng táo bón.

Kháng sinh

Kháng sinh và các thuốc chống viêm, các loại thuốc ức chế miễn dịch hay điều trị bệnh sẽ gây ra các phản ứng phụ nếu lạm dụng quá nhiều như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

cach tri roi loan tieu hoa
Tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa để kịp thời xử lý
  1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Đau bụng

Khi có dấu hiệu đau bụng, người bệnh phát hiện những cơn đau âm ỉ hoặc có thể dữ dội thường nằm ở phía bên trái vùng bụng hoặc dọc theo khung đại tràng.

Đầy hơi

Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa có dấu hiệu căng no, khó chịu, thậm chí có biểu hiện ợ hơi.

Thói quen đại tiện thay đổi

Khi cơ chế sinh học trong đại tiện thay đổi như đi vệ sinh không đều, trong phân lúc lỏng lúc rắn kèm các dấu hiệu ợ chua, đắng, hôi miệng, buồn nôn, mệt mỏi và uể oải.

Các triệu chứng nặng

Người mắc các triệu chứng nặng như sụt cân, biếng ăn hay các biểu hiện bất thường như ăn nhanh no, cảm giác khó nuốt, cổ họng đau, phân có màu đỏ hoặc đen.

  1. Cách trị bị rối loạn tiêu hóa

Rễ cam thảo

cach tri roi loan tieu hoa
Rễ cam thảo hiệu quả trong trị rối loạn tiêu hóa

Rễ cam thảo được xem là một dược liệu thiên nhiên và an toàn trong cách trị rối loạn tiêu hóa. Cách dùng là dùng cam thảo trước khi ăn từ 30 – 60 phút, không sử dụng quá 2.5g đối với người trưởng thành bởi cam thảo dù rất tốt nhưng lại làm mất cân bằng natri và kali trong cơ thể, gây ra huyết áp cao.

Nước chanh

Nước chanh tươi có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày, cải thiện vấn đề tiêu hóa, cách dùng là dùng 1 quả chanh tươi vắt lấy nước pha cùng với nước ấm hoặc nóng, uống sau bữa ăn chính.

Tỏi

Tỏi có khả năng chống lại tình trạng co thắt dạ dày và giảm chướng bụng, đầy hơi, giúp cải thiện chứng buồn nôn, có thể dùng tỏi để ăn trực tiếp như tỏi đen hoặc chế biến trong bữa ăn hằng ngày.

Gừng

Cách trị rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe gia đình - Ảnh 4
Gừng là bài thuốc dân gian hỗ trợ bệnh đường ruột hiệu quả từ bao đời nay

Gừng từ lâu đã trở thành vị thuốc trị rối loạn tiêu hóa, các chứng khó tiêu, đầy hơi vì trong các thành phần của gừng có khả năng giảm lượng axit trong dạ dày.

Uống trà hoa cúc

Công dụng của trà hoa cúc trong chứng rối loạn tiêu hóa là làm giảm nhanh những căng thẳng thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ và giúp an thần và tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Cách dùng trà hoa cúc khá đơn giản, bạn có thể uống thay trà và pha thêm mật ong để tăng mùi vị. Lưu ý, trà hoa cúc không dùng trong trường hợp người bệnh có tiền sử bệnh đông máu.

Trà bạc hà

Chất Peppermint trong bạc hà có tác dụng rất tốt trong việc chống dạ dày co thắt và làm giảm các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và làm mát hơi thở. Người bệnh có thể nhai trực tiếp vài lá bạc hà hoặc uống như trà sau bữa chính vài phút để xoa dịu cơn đau. Chống chỉ định dùng với người bị trào ngược dạ dày thực quản vì trong bạc hà có hoạt chất làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày.

Rau sam

cach tri roi loan tieu hoa
Rau sam trị chướng bụng đầy hơi với các bài thuốc tùy theo độ nặng nhẹ

Rau sam rất hiệu quả trong điều trị đường ruột, bài thuốc này gồm 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi, sắc uống thay nước, nếu bệnh trở nặng đi ngoài ra máu thì có thể cho thêm 20g nhọ nồi, 10g rau má vào sắc uống. Trường hợp người bệnh chỉ bị chướng bụng thì dùng 300g rau sam, chia làm 2 lần dùng, thái nhỏ, nấu cùng với nước vo gạo nếp để uống như canh, nếu nặng hơn thì có thể dùng với lượng rau sam lớn hơn là 400 – 500g.

Lá mơ

Cách trị rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe gia đình - Ảnh 6
Lá mơ được dùng để điều trị bệnh kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, đau quặn bụng, nóng rát hậu môn

Là loại lá được dùng để trị nhiều loại bệnh trong dân gian, trong đó có cả bệnh rối loạn tiêu hóa. Nếu người bệnh bị kiết lỵ thì dùng một nắm lá mơ lông, thái nhỏ trộn với trứng gà ta, nướng trên chảo, lót lá chuối ở dưới hoặc hấp cách thủy, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày, một ngày 2-3 lần.

Nếu như bị sôi bụng, khó tiêu thì dùng một nắm lá mơ tươi ăn kèm cùng cơm trắng hoặc giã nát uống, uống trong 2 – 3 ngày liên tục sẽ phát huy hiệu quả. Nếu người bệnh bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thì dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc lấy nước sao cho còn khoảng 200ml sẽ giảm thiểu tình trạng quặn bụng, nóng rát hậu môn.

Cây thì là

Cách trị rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe gia đình - Ảnh 7
 Các hoạt chất tinh dầu trong cây thì là có khả năng trị đầy bụng, ợ chua, nấc cụt, tiêu chảy rất tốt

Khi bị rối loạn tiêu  hóa, ăn không tiêu thì người bệnh có thể ăn lá nấu chín sẽ giảm thiểu bệnh táo bón, các tinh dầu chứa trong loại rau này còn giúp trị đầy bụng, ợ chua, nấc cụt, tiêu chảy.

  1. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa xảy ra, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt trước tiên, như thói quen ăn uống, tăng cường ăn trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ, các khoáng chất và vitamin.

Không nên ăn các thức ăn chứa dầu mỡ, ăn chín uống sôi, các thực phẩm tái sống như nem chua, gỏi cá, tiết canh, hạn chế dùng các chất kích thích có cồn như rượu bia, thuốc lá, nước có gas và duy trì chế độ ăn uống đúng giờ, không để bụng quá no hay quá đói.

Ngủ đều đặn, khoa học, ngủ giấc sâu 8 tiếng, làm việc không thức khuya, không nên để căng thẳng, stress ảnh hưởng. Ngoài ra, cần tham gia các hoạt động thể chất để ăn uống ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Rối loạn tiêu hóa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu suất công việc của mỗi người, bệnh này thường gặp phải ở mọi lứa tuổi, kể cả người già và trẻ nhỏ, là căn bệnh thường thấy trong mỗi gia đình. Hy vọng rằng các thông tin hữu ích về bài viết cách trị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp mỗi chúng ta biết cách phòng tránh cũng như kịp phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để rút ngắn thời gian điều trị, góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh gây ra tình trạng mất tập trung ở nhiều người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh qua bài viết sau.

TIN MỚI NHẤT