Trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Nuôi dạy con 01/10/2019 16:26

Trẻ em bị viêm phổi nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng khó lường và có khả năng gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về trẻ em bị viêm phổi như thế nào để biết cách chữa trị và phòng ngừa kịp thời, các bạn biết vì sao không?

Mấy ngày nay thành phố Hồ Chí Minh ngập trong sương mù của khói bụi khiến vi khuẩn xâm nhập vào lá phổi yếu ớt của trẻ em và cả người lớn có sức đề kháng kém. Hầu hết mọi người đang bị bệnh cảm cúm và sốt tấn công và hiện tượng trẻ em bị viêm phổi cũng xuất hiện từ đây.

  1. Dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi

    tre em bi viem phoi
     Dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi

Bệnh viêm phổi nếu gặp tình trạng xấu xảy ra biến chứng có thể sẽ gây ra tử vong cho trẻ nhỏ, những đối tượng có sức đề kháng còn non nớt. Do đó, các mẹ nên nắm rõ dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi để có hướng điều trị kịp thời.

- Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng cũng không nhất thiết như vậy.

- Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

- Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút ( đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút ( đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút ( với trẻ trên 1 tuổi).

- Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

- Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

- Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

- Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.

- Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.

- Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

- Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.

- Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.

  1. Trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không?

    tre em bi viem phoi
    Trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không? Căn bệnh này xảy ra hầu hết ở trẻ dưới 5 tuổi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm khi bố mẹ chậm phát hiện ra bệnh cho đến khi trở nặng, xảy ra các biến chứng khó kiểm soát, nhất là ở trẻ sơ sinh với sức đề kháng còn quá yếu. Bệnh thường có các biến chứng sau, các mẹ hãy theo dõi xem con mình có xảy ra hiện tượng gì không nhé!

- Viêm màng não: khi viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh mà cơ thể bé không đủ sức đề kháng để chống cự. Nếu để lâu, bệnh có thể để lại những di chứng không thể phục hồi: rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động...

- Nhiễm trùng máu: vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

- Tràn mủ màng phổi: đây là biến chứng nguy hiểm khiến trẻ hô hấp khó khăn, bạch cầu trong máu tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

- Tràn dịch màng tim, trụy tim: khi bị viêm phổi, trẻ cũng có thể bị tràn dịch màng tim, trụy tim, nhiễm trùng máu do kháng thuốc, sốc thuốc

- Kháng kháng sinh: nếu bé mắc phải biến chứng này sẽ rất khó điều trị. Khi đó phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém và khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn.

- Còi xương, kém phát triển: trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch.

  1. Trẻ em bị viêm phổi có lây không?

    tre em bi viem phoi
    Trẻ em bị viêm phổi có lây không?

Trẻ em bị viêm phổi có lây không? Điều đáng lo ngại là trẻ em bị viêm phổi rất dễ lây lan trong môi trường không khó. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi gặp biến chứng.

Căn bệnh này lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Bệnh nhân viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus…qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi hay nói chuyện… Vì vậy vào mùa dịch bệnh thì không nên đưa trẻ đến những nơi công cộng như siêu thị, trường học, khu vui chơi để tránh bị nhiễm bệnh.

  1. Trẻ em bị viêm phổi có nên nằm điều hòa?

    tre em bi viem phoiTrẻ em bị viêm phổi có nên nằm điều hòa?

Điều hòa có khả năng lọc không khí và làm bé có cảm giác thoải mái hơn khi bị bệnh trong người. Câu hỏi đặt ra là trẻ em bị viêm phổi có nên nằm điều hòa không? Theo chuyên gia y tế thì nếu đặt trẻ ở lâu trong phòng điều hòa sẽ xảy ra tình trạng mệt mỏi, quấy khóc do thiếu cần bằng. Vì vậy, để bảo vệ bé nằm điều hòa vẫn giữ được sức khỏe thì bố mẹ cần lưu ý:

- Không để cửa gió của điều hòa hướng thẳng vào nơi bé nằm hoặc ngồi chơi. Cha mẹ nên cài đặt chế độ quạt gió nhẹ và quay tự động.

- Nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho bé trong khoảng từ 26- 29 độ, chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời trong khoảng 5 – 7 độ.

- Để trẻ không bị khô da, khô họng, ngạt mũi cũng như ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, mẹ nên kết hợp dùng máy tạo ẩm cùng lúc với điều hòa hoặc đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm

- Cho trẻ uống nhiều nước vì việc ngồi trong máy lạnh nhiều giờ đồng hồ khiến cơ thể trẻ mất đi một lượng nước đáng kể

- Không nên để trẻ nằm trong phòng điều hòa không quá lâu vì không khí tù đọng, không lưu thông, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ hô hấp. Khoảng 4 giờ nên tắt máy lạnh trong 30 phút mới mở lại.

- Trước khi cho bé vào hoặc ra khỏi phòng có máy lạnh, mẹ nên để cơ thể trẻ có thời gian thích nghi dần với không khí mới, tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là vào thời điểm bé đang bị viêm phổi, sức đề kháng của trẻ hãy còn rất yếu.

- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ và thay bộ lọc 3 tháng/lần.

  1. Trẻ em bị viêm phổi có tắm được không?

    tre em bi viem phoi
    Trẻ em bị viêm phổi có tắm được không?

Sợ con trẻ bị nhiễm lạnh là nguyên nhân mà các bà mẹ thường phân vân liệu rằng trẻ em bị viêm phổi có tắm được không? Vì khi tiếp xúc với nước sẽ dễ khiến cơ thể bé bị ngấm lạnh và kéo dài tình trạng bệnh. Nhiều mẹ chọn lau người cho trẻ ở các vị trí như cổ, bẹn, lưng và nách thay vì tắm.

Trẻ bị viêm phổi vẫn tắm được bình thường để giữ vệ sinh cho bé nhưng nếu bé sốt quá cao thì không nên các mẹ nhé, chỉ cần giữ bé ở nơi sạch sẽ, khô thoáng là đủ. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ, thì không nên tắm quá lâu vì cơ thể bé rất dễ nhiễm lạnh. Cần tắm cho bé bằng nước ấm và nơi kín gió. Mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn tắm và quần áo cho bé để lau khô ngay khi tắm xong.

  1. Chăm sóc trẻ em bị viêm phổi

Ngoài cách điều trị trẻ em bị viêm phổi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì việc hỗ trợ chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà cũng là yếu tố chính quyết định trẻ hồi phục nhanh hay chậm, có xảy ra biến chứng gì hay không.

Các mẹ nên giữ vệ sinh mũi, miệng và không gian sinh hoạt xung quanh và đồ chơi của bé để đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát và không có vi khuẩn. Ngoài ra, khi phát bệnh thì bé cần một nguồn dinh dưỡng để có sức khỏe vượt bệnh, chế độ ăn cho bé tốt nhất là:

- Trái cây, hoa quả, rau và ngũ cốc cung cấp các vitamin thiết yếu, các loại trái cây, rau quả có màu sắc rực rỡ như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, cam và vitamin C…

tre em bi viem phoi
Trẻ em bị viêm phổi ăn gì?

- Những thực phẩm dễ tiêu có thể kể đến như gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.

- Cung cấp nguồn thực phẩm từ sữa cho bé, trường hợp bé còn bú mẹ thì nên giảm số lượng mỗi lần bú và tăng số lần bú lên để trẻ dễ dàng tiêu hóa.

- Các bé bị viêm phổi mất nhiều nước nên cần bổ sung lượng nước mà cơ thể bé bị mất. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Các mẹ đã biết trẻ em bị viêm phổi nên ăn gì là tốt cho sức khỏe rồi đấy! Cần luôn theo dõi sức khỏe bé để nắm các triệu trứng xảy ra và có biện pháp chữa trị kịp thời cho bé, nhất là trong mùa dịch bệnh này các mẹ nhé!

Viêm họng cấp ở trẻ và cách trị

Họng với nhiều chức năng sinh lý khác nhau như: nuốt, thở, phát âm, vị giác... là ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống, cho nên là nơi rất thuận lợi cho virut, vi khuẩn xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em.

TIN MỚI NHẤT