Nhiều bậc phụ huynh chọn cách thụt hậu môn cho trẻ khi con bị táo bón nặng. Cách này có hiệu quả nhanh, chỉ trong thời gian ngắn giúp bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
- Táo bón do ăn vặt thường xuyên, cậu bé bị tụt hậu môn
- Loại trái cây giúp điều trị táo bón, đẹp da mà bà bầu không nên bỏ qua
Theo các chuyên gia, cách thụt hậu môn cho trẻ khá an toàn. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện cách này khi các phương pháp khác không đem lại bất kỳ hiệu quả tích cực nào. Bởi khi thụt hậu môn nhiều lần sẽ khiến trẻ mất đi phản xạ rặn và càng về lâu dài thì có thể khiến trẻ bị mắc chứng đi vệ sinh mất tự chủ.

Hướng dẫn cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
Việc thụt rửa hậu môn là quá trình đưa thuốc vào để kích thích ruột, làm cho mọi thứ bên trong thành bột nhão, phân cứng sẽ mềm. Như vậy bé sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn. Phân sẽ dễ dàng ra khỏi hậu môn, làm giảm tình trạng khó chịu mà không gây ra nhiều đau đớn cho trẻ.
Tuy nhiên, việc thụt rửa cũng dễ gây tổn hại làm rách hậu môn khiến trẻ đau rát, khó chịu và nhiễm trùng. Nguyên nhân là do dùng dung dịch thụt tháo không đúng nồng độ. Thậm chí có thể dẫn đến bị thủng ruột khi dùng ống thông có kích thước không phù hợp, sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được việc này.
Tuyệt đối cha mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc để tự xử lý tại nhà. Để đảm bảo an toàn, bạn cần nhờ bác sĩ thực hiện trước để biết cách thụt hậu môn cho bé như thế nào là tốt nhất.

Trước khi thực hiện thụt rửa hậu môn cho bé thì phải chuẩn bị các vật dụng liên quan.
- Một chai thuốc thụt rửa. Thuốc thụt rửa thường được chỉ định cho các bé trên 2 tuổi. Còn với những bé dưới 2 tuổi chỉ khi nào có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Một ít nước ấm.
- Găng tay không chứa hóa chất.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các vật dụng cần thiết thì bạn hãy:
- Cho trẻ nằm nghiêng bên trái, đầu gối gập lại, thả lỏng hai tay hoặc gập người lại. Tiếp theo hạ thấp phần đầu và ngực của trẻ về phía trước cánh tay trái áp vào mặt trái ở tư thế thoải mái nhất.
- Sau đó đưa thuốc vào trực tràng qua đường hậu môn bằng cách mở nắp hộp và bóp mạnh hộp thuốc để tạo lực cho thuốc được đưa hết vào cơ thể.
- Khi toàn bộ thuốc đã vào bên trong trực tràng thì bạn hãy rút tuýp thuốc ra khỏi vùng hậu môn. Đồng thời dùng tay bóp nhẹ phần hậu môn để thuốc không tràn ra ngoài. Bạn cứ để bé nằm nguyên vị trí cho đến khi có nhu cầu đi đại tiện.
- Khi bé đã đi đại tiện xong bạn hãy dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Thông thường, thuốc thụt rửa hậu môn có tác dụng rất nhanh, chỉ khoảng 2-3 phút là bé đã có thể đi đại tiện được. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì nó rất dễ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc.

Hiện nay, ngoài việc thụt rửa hậu môn bằng thuốc thì người ta còn truyền tai nhau nhiều cách thụt rửa hậu môn khác. Điển hình như là cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hay cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi. Tuy nhiên, một số trường hợp, phân của bé quá rắn và to, khi dùng những cách này sẽ không hiệu quả. Thậm chí còn gây tác dụng ngược, do không đủ độ bôi trơn khiến cho hậu môn của bé bị nứt kẽ hoặc chảy máu, có thể bị nhiễm trùng.
Hơn thế nữa, cách thụt hậu môn bằng mật ong hay dùng thuốc đều không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thử dụng. Bởi việc này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đại tiện sau này của trẻ. Khi thụt rửa nhiều lần co thắt vòng hậu môn sẽ bị yếu dần. Mặt khác, việc thụt rửa hậu môn cũng có thể làm cho trẻ “nghiện”. Chỉ đi vệ sinh khi có tác động từ bên ngoài. Do đó, khi đã thụt rửa hậu môn 1 lần mà tình trạng táo bón không cải thiện thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra.
Cách chữa táo bón an toàn cho trẻ
Phải công nhận rằng với cách sử dụng thụt hậu môn sẽ cho hiệu quả nhanh. Nhưng cách này được xem là biện pháp cuối cùng, sau khi tất cả các cách khác không hiệu quả thì mới sử dụng. Bởi bên cạnh hiệu quả, kèm theo đó là những tổn thương thực thể, bệnh lý. Để tránh được những tác hại này, mẹ nên xem lại chế độ ăn uống của con. Xây dựng thực đơn khoa học, đảm bảo đầy đủ cân đối các dưỡng chất quan trọng.

Hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, vì phần lớn chúng đều cung cấp một lượng lớn chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, trợ đại tiện, giúp nhuận tràng. Tiêu biểu như rau dền, rau mồng tơi, rau lang, cam, bưởi, chuối, đu đủ… Lượng lớn chất xơ từ các loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tích cực hơn, khối phân mềm và xốp. Như vậy sẽ dễ dàng được đại tràng tống thải, nhanh chóng giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ. Đồng thời cần tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều chất đường bột, vì chúng làm cho chứng táo bón của trẻ nặng thêm.
Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống đủ nước. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ khắc phục chứng táo bón. Theo đó với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu nguồn sữa mẹ thiếu thì có thể uống sữa công thức, nhưng hãy chọn những loại sữa có chứa hệ chất xơ GOS hoặc FOS là tốt nhất. Còn với những trẻ trên 6 tháng tuổi thì cần bổ sung nước theo từng độ tuổi. Cụ thể như trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi và đang ăn dặm cần uống 200 - 300ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi, uống 500 - 600ml nước/ngày… Ngoài nước lọc mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây hoặc nước rau xanh.

Đồng thời, hàng ngày mẹ cũng hãy cho trẻ ăn thêm sữa chua để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Thời điểm mẹ nên cho bé ăn sữa chua là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì thời điểm này bao tử đã tiêu hóa được một phần thức ăn nhưng chưa rơi vào trạng thái rỗng hoàn toàn. Độ pH của bao tử cũng đạt mức lớn, tạo ra một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại. Việc này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón và biếng ăn của trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể massage, dùng 3 ngón tay xoa và ấn nhẹ bên trái rốn trẻ thực hiện ngày 2 lần và mỗi lần khoảng 3 phút. Hoặc khuyến khích bé tập thể dục để giúp tạo hệ gel nhớt làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Hoạt động này là giải pháp hiệu quả giúp làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Hiện nay, táo bón là tình trạng mà nhiều trẻ mắc phải, đặc biệt là trong thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm. Do hệ tiêu hóa còn yếu, lượng đạm quá nhiều trong một số thực phẩm vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột dễ khiến trẻ bị táo bón. Lúc này ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị táo bón cho trẻ, không chỉ xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung thêm lợi khuẩn mà mẹ cũng hãy khuyến khích trẻ hoạt động để nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên dù đã làm tất cả các việc trên, đồng thời cũng thử cả cách thụt hậu môn cho trẻ rồi mà vẫn không hiệu quả thì bạn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.