Cách khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ em

Nuôi dạy con 18/01/2020 08:00

Hiện tượng sâu răng ở trẻ em gây ra do rất nhiều nguyên nhân như: chế độ ăn uống hàng ngày, thói quen sinh hoạt, tình trạng thiếu hụt fluoride. Bé bị sâu răng có thể gặp nhiều phiền toái trong quá trình sinh hoạt cũng như những vấn đề về sức khỏe.

Sâu răng ở trẻ em hiện tượng răng bị tổn thương do ảnh hưởng từ vi khuẩn trong khoang miệng, sản sinh ra các axit tấn công men răng, tạo nên các lỗ sâu trên răng hình thành, gây đau nhức, nhiễm trùng và thậm chí là mất răng.

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em

Trong quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày, một số mảnh vụn của thức ăn sẽ bị mắc kẹt và đọng lại ở trong những kẽ răng. Vi khuẩn sẽ cư trú ở trong khoang miệng và lên men carbohydrate trong các mảnh vụn của thức ăn, tạo thành axit. Các axit này sẽ tấn công và gây ra các tổn thương cho phần men răng, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, những loại vi khuẩn này còn tạo ra những mảng bám có chứa nhiều axit làm ăn mòn men răng, khiến răng tổn thương, hình thành nên các lỗ sâu.

Sở dĩ các loại vi khuẩn có cơ hội để làm tổn thương men răng, gây ra tình trạng bé sâu răng chủ yếu là do:

Thói quen ăn nhiều đồ ăn ngọt

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ phần lớn là ảnh hưởng từ thói quen ăn uống. Lượng đường trong thực phẩm mà trẻ ăn cao sẽ gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Trẻ thường thích đồ ngọt như kẹo, sôcôla, kem và các thực phẩm có chứa nhiều đường nên rất dễ mắc sâu răng. Ngoài ra, việc phụ huynh cho trẻ uống nhiều nước trái cây, nước ngọt hay sữa… cũng có thể gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ. Răng của trẻ thường xuyên phải tiêu thụ những loại thức uống sẽ bị đường, các phẩm màu có chứa trong nước uống bọc lại, gia tăng nguy cơ tổn thương các men răng, dẫn đến răng bị nhiễm trùng.

Nguyen nhan sau rang o tre phan lon la anh huong tu thoi quen an uong 1
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ phần lớn là ảnh hưởng từ thói quen ăn uống - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng sức khỏe

Những trẻ gặp phải một vài tình trạng về sức khỏe nhất định cũng có thể tăng nguy cơ bị sâu răng. Nếu như trẻ nhà bạn bị dị ứng mãn tính, hoặc bé có thể phải thở bằng đường miệng dẫn đến tình trạng khô miệng - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thêm tình trạng bị sâu răng ở trẻ em.

Trẻ có thói quen bú bình ban đêm

Trẻ bị đau răng cũng có thể là do hình thành thói quen bú bình vào ban đêm, nếu không làm sạch khoang miệng sau khi bú bình, về lâu dần sẽ rất dễ sâu răng. Nguyên nhân là do trong sữa có chứa hàm lượng đường nhất định và có thể sẽ bám trên răng trong nhiều giờ liền, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.

Tre bi dau rang co the la do hinh thanh thoi quen bu binh ban dem 2
Trẻ bị đau răng có thể là do hình thành thói quen bú bình ban đêm - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị thiếu hụt fluoride

Fluoride là một trong những chất khoáng chất tự nhiên có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm và nước, chúng có tác dụng giúp bảo vệ răng, phục hồi những tổn thương răng ở giai đoạn đầu. Khoáng chất này sẽ được bổ sung vào trong nước máy, kem đánh răng hay nước súc miệng. Những trẻ thường xuyên sử dụng nước không có chứa bổ sung fluoride, hay vệ sinh răng miệng nhưng lại dùng kem đánh răng không chứa có fluoride sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với những trẻ khác.

Những dấu hiệu trẻ bị sâu răng

Tình trạng sâu răng ở trẻ em trong giai đoạn đầu thường sẽ không có biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện sớm. Bạn thường sẽ chỉ phát hiện khi có sự quan sát và thấy răng của trẻ có những lỗ nhỏ, bị đen, răng bị đổi màu hay nướu có dấu hiệu sưng, đau, viêm… Nếu bị sâu răng, trẻ có thể có những dấu hiệu khác như:

  • Trẻ tỏ ra đau khi nhai nuốt hoặc cắn thức ăn
  • Răng trẻ sẽ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với những thức ăn nóng, lạnh
  • Trẻ có biểu hiện đau răng không lý do
  • Hơi thở có mùi hôi

Nếu nhận thấy trẻ có một trong các dấu hiệu trên, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Sâu răng ở trẻ em nếu không được điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến tình trạng hỏng răng, chuyển biến nặng có thể sẽ phải nhổ bỏ răng.

Tre to ra dau khi nhai nuot hoac can thuc an 3
Trẻ tỏ ra đau khi nhai nuốt hoặc cắn thức ăn - Ảnh minh họa: Internet

Tác hại của tình trạng sâu răng đối với trẻ nhỏ

Răng của trẻ, đặc biệt là hàm được xem là nhóm răng cứng nhất và cũng đảm nhiệm chức năng nhai quan trọng nhất trong toàn hàm, kể cả với người lớn lẫn trẻ em. Trong đó, chiếc răng hàm số 6 lại là chiếc răng vĩnh viễn và được mọc sớm nhất, khi trẻ lên 6 tuổi. Chính vì thế, chiếc răng hàm này cũng là răng có nguy cơ sâu nhiều nhất.

Quá trình ăn uống sẽ rất cần đến chức năng nhai, cắn xé và nghiền thức ăn từ răng hàm trước khi chúng chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Nếu trẻ chỉ mới 3 - 4 tuổi mà đã bị tình trạng sâu răng, nhất là sâu hàm thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, phân loại thức ăn. Điều này lâu dài sẽ làm trẻ trở nên biếng ăn, bỏ bữa và đau đớn mỗi khi chạm vào răng bị đau.

Nếu trẻ bị sâu răng hàm sẽ bị vi khuẩn tấn công, hủy hoại răng từ ngoài đến trong và cần phải tiến hành nhổ để trẻ không bị đau đớn. Việc nhổ bỏ răng hàm sữa khi trẻ vẫn chưa đến tuổi sẽ khiến lợi bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ khó khăn mọc lại được hoặc răng hàm mới mọc sẽ có thể mọc chèn răng phía trước, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng.

Neu tre chi moi 3 4 tuoi ma da bi tinh trang sau rang se lam anh huong den qua trinh tieu hoa 4
Nếu trẻ chỉ mới 3 - 4 tuổi mà đã bị tình trạng sâu răng, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em được xem là tình trạng đáng lo ngại bởi nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, cả về thể chất lẫn thẩm mỹ. Chính vì thế, ngay từ sớm, phụ huynh nên chú ý phòng ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em bằng cách:

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn chưa ý thức được việc tự vệ sinh cá nhân. Phụ huynh nên dùng gạc hoặc các dụng cụ rơ miệng để làm vệ sinh răng miệng cho trẻ, ngay cả khi trẻ vẫn chưa có hiện tượng mọc răng. Khi những răng đầu tiên xuất hiện, hãy tập thói quen đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride.

Hay tap thoi quen danh rang cho tre bang ban chai danh mem 5
Hãy tập thói quen đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm - Ảnh minh họa: Internet

Không tạo thói quen xấu cho trẻ

Không nên cho trẻ bú bình và ngậm bình sữa khi ngủ mà không làm vệ sinh răng miệng cho trẻ. Thói quen này cần được thay đổi để tránh răng của trẻ phải tiếp xúc với đường, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, bị nghẹt thở và sâu răng.

Tập thói quen thường xuyên súc miệng

Hãy tập cho trẻ súc miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, hay sau khi trẻ dùng những loại thức uống có chứa axit và đường. Ngoài ra, nên cho trẻ súc miệng với nước có chứa thành phần fluoride bởi fluoride giúp bảo vệ răng trẻ khỏi nhiễm trùng.

Nên cho trẻ uống nước, sữa bằng ly

Thay vì thói quen uống nước, sữa hay thức uống loãng bằng bằng bình bú, hãy tập cho trẻ thói quen dùng trong ly, cốc ngay khi con được một tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống chất lỏng từ ly, cốc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị sâu răng.

Tap cho tre thoi quen dung trong ly coc ngay khi con duoc mot tuoi 6
Tập cho trẻ thói quen dùng trong ly, cốc ngay khi con được một tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em, hãy kiểm soát lượng thực phẩm có chứa đường mà trẻ thường xuyên ăn. Những món ăn như khoai tây chiên, thạch rau câu, kẹo, các loại bánh, kem… chứa đường chính là mối đe dọa cho sức khoẻ răng miệng của trẻ nếu cho trẻ tiêu thụ quá mức.

Không dùng chung các dụng cụ ăn uống

Việc sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe tiêu hóa và hô hấp… ở trẻ nhỏ.

Khám răng miệng định kỳ

Khi trẻ đã được 1 tuổi hoặc bắt đầu mọc răng, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan răng miệng. Việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp trẻ ít bị nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng sâu răng.

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng sâu răng ở trẻ em và cách phòng ngừa mà phụ huynh cần lưu ý để có thể giúp trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như tránh những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ đáng tiếc cho tương lai của trẻ.

Tìm hiểu về chế độ ăn cho người nhịp tim chậm

Một chế độ ăn cho người nhịp tim chậm là điều cần thiết để điều hòa lại nhịp tim ổn định, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người mắc phải. Bên những can thiệp về chuyên môn để điều chỉnh nhịp tim, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy với người bị nhịp tim chậm nên ăn gì?

TIN MỚI NHẤT