Đâu là cách kiểm tra thai máy đúng nhận biết mầm sống đang phát triển tốt? 

Mẹ bầu 04/05/2021 11:44

Không cần phải chờ đến khi siêu âm, chỉ với những cách kiểm tra thai máy đơn giản sau đây cũng giúp mẹ nhận ra được tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

Thông qua số lần và cường độ các cử động của em bé hay còn gọi là thai máy, mẹ sẽ cảm nhận rõ nét hơn về mầm sống trong bụng mình. Khi mẹ mới mang thai tuần thứ 8, em bé đã có những cử động đầu tiên. Tuy nhiên, do các cơ quan và chức năng chưa hoàn thiện nên hoạt động của em bé còn yếu. Vì thế mẹ khó có thể cảm nhận được những cử động rõ ràng của thai nhi. Nhưng đây lại là những dấu hiệu mà một người mẹ nào cũng mong chờ nhất. Do đó, để cảm nhận rõ ràng nhất những cử động này, các mẹ hãy thực hiện cách kiểm tra thai máy dưới đây nhé!

cach kiem tra thai may
Kiểm tra thai máy giúp mẹ nhận biết tình trạng phát triển của em bé

Kiểm tra thai máy bằng cách nào?

Thai máy là biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các chị em sẽ cảm nhận được mạnh mẽ nhất các cử động của thai nhi là vào tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ. Càng về sau cử động của thai nhi càng đều đặn hơn. Nếu số lần thai cử động giảm, chứng tỏ tình trạng sức khỏe của thai nhi kém, có thể là thai yếu hoặc lưu thai. Đặc biệt khi thai đã được 5 tháng mà vẫn chưa thấy thai máy thì đây là dấu đáng ngại. 

Thông thường, cách kiểm tra thai nhi máy sẽ được thực hiện khi mẹ đã ăn no. Khi đã ăn no thì cần đi tiểu để làm trống bàng quang của mình. Sau đó, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng, lắng nghe và cảm nhận những cử động của thai. Nếu thai nhi khỏe mạnh thì sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

cach kiem tra thai may 1
Kiểm tra thai máy trong một khung giờ cố định

Trong trường hợp thai nhi có ít hơn 4 đợt cử động thai thì các chị em phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Trong 2 giờ tiếp theo mà có ít hơn 10 cử động thai cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai.

Tuy nhiên, để chắc chắn thai nhi khỏe mạnh hoặc đang có vấn đề gì đó thì bạn nên đếm thêm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày vào những thời điểm cố định khác. 

Thông thường số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16-45 lần. Khoảng cách tối đa giữa các lần thai máy là 50 - 75 phút. Nhưng khi thai nhi ngủ, cử động thai sẽ giảm hoặc không có. Thai nhi ngủ khoảng 20-40 phút, thông thường không quá 90 phút.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng tác động đến việc kiểm tra thai máy như là: 

  • Chị em nào có thành bụng dày thì sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. 
  • Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng làm mẹ khó cảm nhận được cử động thai của em bé. 

Với những trường hợp này, dù khó kiểm tra thai máy, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được có cái gì đó đang nhúc nhích trong bụng. Đây chính là cách giao tiếp của thai nhi với mẹ. Lúc này mẹ hãy trò chuyện với con thật nhiều nhé. Em bé có thể ghi nhớ giọng nói và có xu hướng đạp mạnh để mẹ nhận biết được bé đang lắng nghe. Em bé có thể đá, đấm, xoay, cuộn, buổi tối tới đêm là lúc thai nhi hoạt động nhiều nhất.

cach kiem tra thai may 3
Nghe được tiếng thai máy người chồng cũng hạnh phúc

Nhưng đến tháng cuối thai kỳ số lần thai máy thường giảm chút ít so với những tháng trước đó. Đặc biệt là càng giảm mạnh khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh số lần thai máy chỉ còn khoảng 31 lần trong khoảng 1 giờ. Do đó, khi thực hiện cách kiểm tra thai máy tháng cuối bạn cần chú ý vào điều này. Như vậy sẽ tránh được việc đánh giá sai về tình hình sức khỏe của thai nhi. 

Đặc biệt vào những tháng cuối, các chị em cần phân biệt cử động thai với cơn gò tử cung. Những cơn gò tử cung thường làm toàn bộ bụng cứng chắc lên. Tùy từng người và mức độ còn gây đau. Trong khi đó thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng mà thôi. Đây là 2 hoạt động rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu xác định không đúng mẹ có thể gặp nguy hiểm, đồng thời không kịp thời bảo vệ thai nhi trong tình trạng khẩn cấp như chuyển dạ sinh non, động thai… Chính vì vậy, trong những tháng cuối thai kỳ mẹ hãy thường xuyên đi thăm khám. Bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sát sao, đảm bảo mẹ tròn con vuông, tránh xảy ra các tình huống ngoài ý muốn. 

Vì sao thai nhi cử động trong bụng mẹ?

Cảm nhận được trong bụng mình đang có một sinh linh bé bỏng chuyển động là một niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ. Chính những cử động này sẽ giúp mẹ an tâm hơn về quá trình phát triển của con. 

Trong giai đoạn đầu, những cử động này của trẻ chỉ mang tính phản xạ có điều kiện. Càng về sau do não của trẻ đã phát triển nên thực hiện hành động nhịp nhàng, kiểm soát được thời gian hoạt động và chất lượng hoạt động. Mặc dù trong bụng mẹ rất chật hẹp, nhưng việc vận động này rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Việc cử động thường xuyên sẽ đảm bảo được quá trình phát triển khỏe mạnh, rất tốt cho sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp. 

cach kiem tra thai may 4
Bé hoạt động trong bụng mẹ sẽ tốt cho hệ xương khớp 

Chính vì vậy, những hoạt động thai máy của trẻ không chỉ dừng lại ở những cử động đơn thuần như là chỉ biết đạp. Hơn thế nữa thai nhi còn biết nắm quả đấm, mở miệng và khép miệng, di chuyển cái đầu, mút tay. Những cử động này đã được thực hiện thuần thục khi mới ở 15 tuần. 

Vì vậy, chỉ sau vài tuần ngắn ngủi mẹ đã cảm nhận được sự có mặt của con trong cuộc sống này. Tuy nhiên mẹ chỉ cảm thấy rõ rệt nhất là khi con đạp, nắm đấm… Cái cảm giác đó thật là tuyệt vời. Đặc biệt, có rất nhiều em bé đạp còn là để thể hiện sở thích khi nghe được tiếng nhạc hoặc tiếng động lạ xung quanh.

Tuy nhiên dù em bé đạp vì lý do gì đi nữa thì cái cảm giác một sinh linh bé nhỏ đang hoạt động cũng rất thiêng liêng. Đây chính là một trong những một tiêu chí đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ.

cach kiem tra thai may 6
Mẹ cần đi khám thai định kỳ

Có thể nói cử động thai máy là một dấu ấn đặc biệt, người mẹ cảm nhận rõ ràng mầm sống hiện hữu trong cơ thể. Dấu ấn này không chỉ giúp người mẹ mà cả người chồng và những người thân trong gia đình gia tăng cảm xúc tích cực, làm tăng thêm sự gắn bó gia đình. Mọi người có thể cảm nhận được sự lớn lên của con qua từng nhịp cử động đong đầy yêu thương. 

Tuy nhiên, với những mẹ mắc các bệnh lý như huyết áp cao hay đái tháo đường trong thai kỳ thì cử động của em bé sẽ yếu hơn. Hơn nữa, mỗi thai nhi lại có xu hướng cử động thai khác nhau, vì thế việc kiểm tra số cử động thai hàng ngày sẽ là yếu tố đánh giá giúp cho mẹ biết được con mình có phát triển bình thường hay không. 

Để có thể cảm nhận từng thông điệp của bé yêu một cách rõ ràng nhất, tốt nhất mẹ hãy thường xuyên thăm khám, siêu âm trong suốt thai kỳ theo lịch khám thai. Đồng thời hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất thường.

Việc khám thai định kỳ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu có điều kiện mẹ bầu có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc trọn gói trong và sau khi sinh để được theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện. 

cach kiem tra thai may 7
Kiểm tra máy giúp mẹ cảm thấy hạnh phúc và yên tâm về con

Qua những thông tin trên đây, chắc rằng các chị em đã biết được cách kiểm tra thai máy như thế nào? Đồng thời cũng hiểu được tầm quan trọng của việc thăm khám thai định kỳ rồi đúng không? Những việc này sẽ quyết định rất lớn đến việc sinh nở có được mẹ tròn con vuông hay không.

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ

Một ngày đẹp trời bạn phát hiện rằng mình đã có thai. Xin chúc mừng bạn đã lên chức nhé! Mẹ chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian ở những tháng tiếp theo để tự hỏi không biết rằng em bé của mẹ đang lớn lên từng ngày như thế nào. Đặc biệt, mẹ nào cũng thắc mắc rằng không biết vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở đâu. Nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu em bé của mẹ sẽ nằm ở vị trí nào theo từng giai đoạn của thai kỳ nhé!

TIN MỚI NHẤT