Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ

Mẹ bầu 03/10/2022 15:20

Một ngày đẹp trời bạn phát hiện rằng mình đã có thai. Xin chúc mừng bạn đã lên chức nhé! Mẹ chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian ở những tháng tiếp theo để tự hỏi không biết rằng em bé của mẹ đang lớn lên từng ngày như thế nào. Đặc biệt, mẹ nào cũng thắc mắc rằng không biết vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở đâu. Nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu em bé của mẹ sẽ nằm ở vị trí nào theo từng giai đoạn của thai kỳ nhé!

Càng về cuối thai kỳ, mối quan tâm dành cho những vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ càng tăng lên. Các vị trí nằm khác nhau sẽ tạo ra sự thuận lợi hoặc trở ngại cho ca sinh của mẹ. Hãy cùng chúng tôi khám phá những vị trí nằm phổ biến cũng như các kiểu nằm của thai nhi trong bụng mẹ và lời khuyên cho từng trường hợp mẹ nhé!

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh 1
 3 tháng đầu, thai nhi sẽ không ngừng thay đổi vị trí trong bụng mẹ!

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi còn rất nhỏ có thể mẹ chưa cảm nhận được nhiều các hoạt động của em bé ở trong bụng. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này phôi thai sẽ tìm một vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung. Phôi thai được tách thành 2 nhóm, 1 nhóm phát triển thành thai nhi và một nhóm phát triển thành nhau thai.

Vào thời điểm này, vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ thường ở 2 tư thế là đầu bé ở phía trên, chân phía dưới. Tuy nhiên, nhiều khi bé cũng quay đầu xuống phía dưới, thậm chí là xoay vòng vòng và “tập thể dục” trong bụng mẹ luôn. Vì lúc này “không gian” trống  trong bụng mẹ còn khá nhiều, bé có thể thoải mái chuyển động.

Ở 3 tháng đầu tiên này, thai nhi sẽ không ngừng phát triển và cũng không nằm cố định ở một vị trí. Lúc này thai nhi còn nhỏ và áp lực lên cơ thể mẹ bầu chưa đáng kể. Mẹ bầu chỉ cảm thấy bụng hơi to hơn bình thường một chút và tư thế nằm ngủ cũng vẫn có thể tự do, thoải mái. Chỉ cần tránh những tư thế như nằm sấp hoặc nằm co gối ôm gối ngủ vì lâu ngày sẽ thành thói quen, sau này khi thai nhi lớn hơn sẽ không tốt cho em bé.

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh 2
 3 tháng giữa thai kỳ, vị trí của thai nhi vẫn chưa cố định!

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) thì thai nhi đã lớn hơn rồi, các cử động của bé cũng mạnh mẽ hơn khiến mẹ cảm nhận được những cử động như máy, đạp của bé. Lúc này, em bé của mẹ đang rất tinh nghịch. Bạn ấy dành nhiều thời gian nhất là ngủ, lắng nghe rồi phản ứng, biết thưởng thức những hương vị ngọt ngào, biết quẫy đạp và di chuyển trong bụng mẹ.

Lúc này vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ cũng chưa cố định. Bé vẫn có thể thoải mái xoay trở, tuy nhiên thì chủ yếu là đầu của bé vẫn hướng lên trên hoặc nằm ngang chứ chưa xoay đầu xuống dưới. Mẹ có thể cảm nhận được đầu thai nhi nằm ở bụng dưới hoặc bên dưới rốn. Tùy vào cơ địa của từng mẹ và sự phát triển của bé mà mẹ sẽ cảm nhận được các bộ phận của bé sớm hay muộn hơn so với các bà mẹ có cùng tuần thai.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này, để đảm bảo cho em bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, ngoài chế độ dinh dưỡng ra thì mẹ cần lưu ý một số vấn đề về tư thế nằm, ngủ và di chuyển. Khi nằm ngủ mẹ cần nằm nghiêng về bên trái khi ngủ, sẽ giúp bạn thở tốt hơn và giảm áp lực lên tử cung. Đồng thời giúp máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai tốt hơn. Tuy nhiên nếu như mẹ bầu bị lượng nước ối quá nhiều hoặc mang thai đôi thai quá lớn thì cần nằm nghiêng bên phải sẽ giúp thoải mái hơn.

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng cuối

Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ như thế nào? Càng tiến đến tháng thứ 9 của thai kỳ thì bé càng phát triển nhanh, đầu ngày càng cứng cáp. Trong khoảng 6 tuần cuối của thai kỳ, hầu hết các thai nhi sẽ ổn định ở một vị trí và không quay đi quay lại được nữa và nằm yên ổn như thế cho đến ngày sinh. Đa số các em bé sẽ nằm theo tư thế ngôi đầu trước từ tuần thứ 33-36 của thai kỳ cho đến lúc chào đời. Tuy nhiên, một số em bé không quay đầu và nằm ở những tư thế không thuận lợi cho việc sinh nở.

Một số tư thế nằm của thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ đó là:

- Tư thế ngôi thai đầu trước: Em bé đầu quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ. Tư thế này là tư thế thuận lợi nhất cho việc sinh nở, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để chào đời.

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh 3
 Tư thế ngôi thai đầu trước!

- Tư thế ngôi đầu sau: Em bé đã quay đầu xuống dưới khung xương chậu nhưng mặt lại úp vào phía lưng mẹ và quay lưng ra phía bụng mẹ. Nguyên nhân có thể là do mẹ ngồi nhiều hoặc nằm nhiều trong quá trình mang thai.

Có khoảng 10% em bé nằm ở tư thế này trong giai đoạn đầu chuyển dạ nhưng hầu hết sẽ tự xoay mình để về vị trí thuận là tư thế ngôi đầu trước và ra đời. Tuy nhiên cũng có khoảng gần 30% số bé có tư thế này sẽ không tự xoay người khiến thời gian sinh của mẹ lâu hơn và khiến mẹ bị đau lưng nghiêm trọng.

- Tư thế ngôi ngang: Em bé lúc này nằm ngang trong tử cung của mẹ giống như tư thế đang nằm trên chiếc võng. Với tư thế này, lưng em bé nằm ở dưới tử cung, chân và tay hướng lên trên. Em bé không quay đầu hướng xuống phía dưới xương chậu nên lúc này sinh thường là rất khó. Nếu em bé quay đầu ở những tuần cuối thì có khả năng sinh thường. Còn nếu em bé hoàn toàn không quay đầu thì mẹ chắc chắn sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh.

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh 4
 Tư thế ngôi ngang!

- Tư thế ngôi mông: Ngôi mông hay còn gọi là ngôi thai ngược. Với tư thế này, mông của em bé sẽ nằm ở phía dưới của tử cung, còn phần đầu thì lại nằm ở phía trên. Tư thế chân của bé lúc này có thể ở một trong ba trường hợp:

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh 5
 Tư thế ngôi mông!
  • Ngôi mông hoàn toàn: Mông hướng về cổ tử cung và hai chân gập chéo lại và bàn chân bé để gần sát mông.  
  • Ngôi mông thiếu mông: Mông hướng về cổ tử cung, hai chân giơ thẳng ra phía trước bụng
  • Ngôi mông kiểu bản chân: Mông em bé hướng về cổ tử cung nhưng 1 hoặc cả 2 chân bé hướng về cổ tử cung.

Tư thế ngôi mông này cũng là một tư thế khó khăn khi chuyển dạ. Nếu cho đến tuần cuối của thai kỳ mà em bé vẫn ở vị trí này thì sinh mổ là phương pháp được chọn lựa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phải làm sao khi tháng cuối mà em bé vẫn chưa xoay ngôi thuận?

Hầu hết vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ sẽ đều ở vị trí ngôi thuận sau tuần thứ 36. Tuy nhiên, trong một số trường hợp em bé không chịu quay đầu khiến ngôi thai không thuận khiến các mẹ rất lo lắng. Có em bé chỉ xoay ngôi thai ở ngay trước thời điểm chuyển dạ.

Các bác sĩ sản khoa có thể áp dụng thủ thuật xoay ngôi thai từ bên ngoài bụng mẹ bằng tay để đưa thai nhi về vị trí thuận cho việc sinh nở. Với thủ thuật (ECV) này, bác sĩ sẽ dùng tay điều khiển từ ngoài bụng bầu của mẹ từ tư thế thai nằm nghiêng sang nằm ngang rồi tư thế nằm ngửa để em bé có thể thuận lợi chào đời.

Ngoài ra, mẹ bầu ở những tuần cuối có thể nhờ các bác sĩ sản khoa tư vấn để áp dụng một vài các bài tập đơn giản như xoay mình, nghiêng người để giúp em bé có thể xoay theo vị trí ngôi thuận. Trường hợp các biện pháp này không có tác dụng thì phương pháp sinh mổ là lựa chọn tối ưu.

Có thể nói, quá trình mang thai là một hành trình tuyệt vời với nhiều hạnh phúc nhưng cũng không ít lo lắng các mẹ nhỉ? Với những thông tin trên thì hẳn các mẹ đã biết được vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn của thai kỳ rồi phải không nào? Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và thật hạnh phúc nhé!

Cách làm gà nấu đông mềm ngon, đậm vị, chuẩn đưa cơm tại nhà!

Gà nấu đông - món ngon bổ dưỡng với cách chế biến độc đáo và hương vị đậm ngon khó cưỡng, dễ dàng đốn tim mọi thực khách ngay từ lần nếm thử đầu tiên!

TIN MỚI NHẤT