Thí sinh vẫn sử dụng số báo danh với mã tỉnh cũ để tra cứu điểm thi của mình trên các đường link được Sở Giáo dục và Đào tạo của 34 tỉnh, thành cung cấp.
- NÓNG: Khởi tố vụ án thí sinh dùng AI giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025
- NÓNG: Kỷ luật 3 tình nguyện viên tự ý sử dụng điện thoại của thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Đông Anh
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ Online, sáng 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang rà soát, kiểm tra đường link tra cứu điểm thi của 34 tỉnh, thành báo về Bộ. Trong đó có tỉnh sử dụng 2 đường link riêng cho thí sinh thi chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông 2006, có tỉnh dùng chung một đường link cho cả hai đối tượng thí sinh.
Thí sinh vẫn sử dụng số báo danh với mã tỉnh cũ để tra cứu điểm thi của mình trên các đường link được Sở Giáo dục và Đào tạo của 34 tỉnh, thành cung cấp.
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố phổ điểm thi. Đây là lần đầu tiên Bộ công bố phổ điểm trước khi công bố điểm thi, khác với thông lệ trước đây.
Tại hội nghị thông tin phổ điểm thi tốt nghiệp vào chiều cùng ngày, các chuyên gia sẽ chia sẻ đánh giá phân tích về phổ điểm. Đây sẽ là một căn cứ để thí sinh có thể hình dung mức điểm thi của mình thuộc phân khúc nào trên mặt bằng điểm thi toàn quốc để có quyết định lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng với phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp năm nay.

Theo thông tin từ báo Dân Việt, năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo phương án thi mới. Bộ GDĐT đã tổ chức thi cho các thí sinh vào ngày 26-27/6/2025.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có tổng số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi là 1.165.289, nhiều hơn năm 2024 là gần 100.000 thí sinh. 100% thí sinh đều đã có thể đăng ký dự thi trực tuyến (trong đó số thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2018 là 1.138.579 thí sinh, chiếm 97,71% tổng số thí sinh đăng ký dự thi; số thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006 là 26.710 thí sinh, chiếm 2,29% tổng số thí sinh đăng ký dự thi).
Đánh giá về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ GDĐT cho biết, đã đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết 29: “Đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Kỳ thi được thiết kế để thí sinh dự thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn học sinh được học ở lớp 12. Theo đó, các thí sinh sẽ được chọn 2 môn học sở trường của mình để dự thi và lấy kết quả xét tuyển sinh.
Việc có một số thông tin đánh giá đề khó, đặc biệt đối với môn thi Toán và môn thi tiếng Anh có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, theo Bộ GDĐT, cần đợi khi có kết quả chấm thi mới có thể xác định rõ ràng được.