Vào Tết Đoan Ngọ nhiều người thường ăn thịt vịt nhưng ít ai biết lí do vì sao

Dinh dưỡng 19/06/2023 15:38

Chúng ta thường thấy nhiều người ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ. Vậy tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt? Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời ngay nhé!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

1.1 Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết, tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau. 

Theo dân gian, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân đang ăn mừng thì sâu bọ lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết làm cách gì để giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. 

Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Từ đó, dân chúng đặt cho ngày này là tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi là tết Đoan ngọ.

Vào Tết Đoan Ngọ nhiều người thường ăn thịt vịt nhưng ít ai biết lí do vì sao - Ảnh 1
Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

1.2 Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm của người xưa, ngày 5/5 âm lịch là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương tết Đoan ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên. 

Người dân làm lễ cúng nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Vào tết Đoan ngọ, các gia đình thường chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mọi người ăn hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

2. Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt? 

Một trong những món ăn, vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Thông thường, người miền Nam không thích chọn ăn thịt vịt cho những ngày đầu năm, kể cả ngày Tết Đoan Ngọ. Vì việc ăn thịt vịt tượng trưng cho việc xả xui và muốn được may mắn hơn. Tuy nhiên, người miền Trung thì lại có quan niệm khác.

Họ quan niệm rằng: từ ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không còn mùi hôi nữa. Chính vì vậy, phần lớn các hộ gia đình miền Trung đều chọn mua và vào bếp chế biến các món ăn khác nhau từ thịt vịt.

Tập quán ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ, vẫn còn được duy trì tại một số địa phương ở những vùng khác (ngoài miền Trung).

Bên cạnh đó, thịt vịt có màu vàng trắng có công dụng “Bổ trung ích khí”, tức là làm phục hồi nguyên khí cho người sức khỏe bị suy nhược. Do đó, người ta nói “Ăn vịt vừa hiền lại bổ khỏe” cũng chẳng sai. Đa phần, người ta chế biến thịt vịt thành món ngon như nấu cháo, vịt luộc chấm mắm gừng. Ngoài ra, món vịt tiềm với sen táo hoặc hầm thuốc Bắc cũng được mọi nhà ưa chuộng vì vừa ngon lành lại rất bổ dưỡng.

Thế nên, dịp Tết Đoan Ngọ, thời điểm mà nhiệt độ ngoài trời tương đối cao, nên người ta thưởng thức thịt vịt có tính mát, bổ dưỡng sẽ làm cơ thể bình quân lại nhiệt.

Vào Tết Đoan Ngọ nhiều người thường ăn thịt vịt nhưng ít ai biết lí do vì sao - Ảnh 2
Ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

3. Những lợi ích của món thịt vịt đối với sức khỏe

3.1 Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất, chẳng hạn như khoáng chất đồng, giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định và mạnh mẽ. Khoáng chất đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất đồng còn giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

3.2 Mỡ vịt tốt hơn so với mỡ động vật khác

Nhìn chung, mỡ vịt có nhiều chất béo không bão hòa đơn. Đây là một chất béo tốt giúp giảm cholesterol LDL - còn gọi là "cholesterol xấu", vì vậy phù hợp với người bị rối loạn mỡ máu. Điều này có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của mỡ vịt gần giống với dầu ô liu hơn các loại mỡ động vật khác. Nhiều đầu bếp chuyên nghiệp yêu thích sử dụng mỡ vịt thay cho một số loại dầu thực vật vì mỡ vịt tốt cho sức khỏe, hương vị đậm đà và chất lượng trong nấu ăn.

3.3 Chăm sóc da và tóc khỏe mạnh

 

Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo của cơ thể. Chính chất béo sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì độ ẩm cho da, làm cho da luôn tươi trẻ và căng mịn. Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị nếp nhăn và xỉn màu.

Vào Tết Đoan Ngọ nhiều người thường ăn thịt vịt nhưng ít ai biết lí do vì sao - Ảnh 3
Ăn thịt vịt giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin riboflavin, hay còn gọi vitamin B2 cũng có trong thịt vịt. Vitamin B2 giúp duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe của tóc. Ngoài ra, vitamin B2 có thể làm giảm rụng tóc. Với 100 gam thịt vịt quay, chứa 0,5 mg riboflavin, có thể đáp ứng 28% nhu cầu vitamin B2 hàng ngày của cơ thể.

Những món ăn nhất định không thể bỏ qua trong dịp Tết Đoan Ngọ giúp mang lại nhiều vận may, tài lộc

Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) nhất định không thể bỏ qua 6 món ăn này để xua đuổi 'vận đen', đón nhiều vận may, tài lộc.

TIN MỚI NHẤT