Loại rau thường bị chê, ít dùng trong bữa ăn nhưng chứa hàm lượng sắt và canxi hàng đầu, giúp giải nhiệt, chống trúng nắng cực hay, các bác sĩ khuyên ăn 2-5 lần/tuần

Dinh dưỡng 15/05/2023 15:57

Là loại rau quen thuộc trong bữa cơm người Việt Nam, đồng thời có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, do đặc tính nhờn nhờn khi nấu canh nên một số người không thích ăn rau này.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 thông tin trên VietNamNet, cây rau ở nước ta có hai loại: thân màu xanh gọi là rau đay trắng và thân màu đỏ tím gọi là rau đay đỏ.

Bác sĩ Thủy cho hay rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai.

Theo các sách cổ phương, rau đay có thể dùng làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, chữa ho ra máu, nôn ra máu. Ngoài ra, món ăn có rau đay giúp an thai và lợi sữa.

Loại rau thường bị chê, ít dùng trong bữa ăn nhưng chứa hàm lượng sắt và canxi hàng đầu,  giúp giải nhiệt, chống trúng nắng cực hay, các bác sĩ khuyên ăn 2-5 lần/tuần - Ảnh 1
Rau đay phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Theo các nghiên cứu hiện đại, cứ 100g rau đay có thể chứa: 3140mg sắt, 306mg leucine, 144mg threonine và lysine, 51mg methionine, 33mg vitamin C và một số vi chất khác như vitamin K, vitamin B6, vitamin A, đồng… Do đó, rau đay rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh, những bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.

Chất nhớt của rau đay là một dạng chất tự nhiên chống lại các triệu chứng táo bón, kích thích nhu động ruột và bôi trơn đường ruột để thức ăn dễ di chuyển xuống đại tràng. Do đó, rau đay giúp việc đại tiện đều đặn và dễ dàng hơn.

Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, về phương diện y học cổ truyền rau đay như một phương thuốc an thai và cực kỳ lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.

Phân tích hóa chất trong lá rau người ta thấy có nhiều chất flavonoid, saponin, tannin, steroid, triterpen. Đặc biệt, trong số các hóa chất tìm được người ta thấy có hai chất mang hoạt tính chức năng mạnh là phytol và monogalactosyldiacylglycerol (chống khối u). Ở phần ngọn non có rất nhiều polysaccharid và lignin (đây là các chất mang hoạt tính estrogen thực vật).

Xét trên khía cạnh thực tế, rau đau đứng trong tốp đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3). Phân tích trong thành phần, người ta thấy trong 100g rau đay có tới gần 92g nước. Tức là khối lượng nước trong rau đay rất lớn, lại là lượng nước có chứa khoáng chất và hoạt chất sinh học. Nên rau đay vô cùng hữu ích với người kém ăn, chán ăn, người bị táo bón, ậm ạch, ăn lâu tiêu.

Phụ nữ sau sinh có thể ăn rau đay nhiều trong vài tuần đầu. Nhờ chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất, rau đay giúp kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn. Có thể chế biến rau đay nấu với tôm, cua đồng hoặc luộc ăn cả nước lẫn cái, nên dùng khi còn ấm.

Người khỏe mạnh khi ăn một lượng rau đay khoảng 2-5 lần/tuần sẽ tốt cho tiêu hóa và bài tiết nhưng ăn quá nhiều lại gây khó tiêu.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không ăn quá nhiều rau đay vì sẽ cản trở hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.

Mách bạn cách nấu canh rau đay cực ngon trong mùa hè

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu không thể thiếu chính là rau đay, rau mồng tơi và thịt cua.

Cho chút muối hạt vào cua đồng, để trong chậu xóc mạnh, rồi rửa sạch chất bẩn bám trên mình cua. Bóc mai tách yếm, khều gạch vàng để riêng. Sau đó, cho gạch lên rây rồi rửa nhẹ qua nước cho sạch (do khi làm cua một phần nước đen từ cua bám vào, gây tanh khi nấu). Phần thân cua cho vào rổ rửa sạch, rồi đổ vào cối, thêm chút muối hạt, giã thật nhuyễn. Muối là bí quyết giúp cho protein từ thịt cua kết dính, khi nấu tạo thành tảng.

Cho nước vào cối, dùng tay bóp kỹ thịt cua tan ra, để lắng rồi lọc lấy nước. Tiếp tục giã và lọc kỹ vài lần để lấy hết phần thịt cua.

Loại rau thường bị chê, ít dùng trong bữa ăn nhưng chứa hàm lượng sắt và canxi hàng đầu,  giúp giải nhiệt, chống trúng nắng cực hay, các bác sĩ khuyên ăn 2-5 lần/tuần - Ảnh 2

Rau đay, mồng tơi nhặt lá non, rửa sạch, thái nhỏ. Mướp gọt vỏ, thái mỏng. Ảnh: Internet

Bí quyết quan trọng nhất chính là canh nhiệt độ khi nấu canh cua. Ban đầu, sau khi cho nồi lên thì bật lửa vừa và khuấy đều vòng tròn theo một chiều nhằm giúp thịt cua không bén đáy và hòa quyện vào nhau. Khi phần thịt nổi lên hết, hạ lửa nhỏ và gạt thịt cua sang một bên hoặc múc riêng ra bát, ém chặt nước.

Cho rau đay, mồng tơi, mướp hương vào nấu chín. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị. Phần gạch thì tùy theo mỗi vùng miền và sở thích có 2 cách: Ở miền Bắc thì cho gạch cua vào nồi nước riêu rồi cho rau vào sau nấu chín. Còn một số tỉnh miền Nam thì phi thơm hành, cho gạch vào chưng, nêm nếm gia vị. Sau đó mới cho vào nồi canh. Múc canh ra bát, rồi lấy thịt cua để lên trên. Nếu không vớt thịt cua ra thì đẩy vào một góc, rồi cho rau vào góc còn lại. Thịt cua vẫn đóng tảng đẹp mắt.

Bát canh với nước dùng ngon ngọt tự nhiên, thịt cua đóng tảng đẹp mắt, rau xanh mướt ăn cùng cà pháo muối chua, đậu phụ chiên giòn nhanh chóng xua tan cái nóng nực, oi nồng của mùa hè.

 

 

Mê ăn loại rau này nhưng 90% người Việt không biết chứa cả ‘ổ sán’, dễ kí sinh trùng qua da: Chuyên gia khuyên kiểu ăn nên từ bỏ

Thói quen ăn uống, đặc biệt là các món ăn từ rau sống khiến cơ thể nhiễm kí sinh trùng nghiêm trọng là tình trạng báo động hiện nay.

TIN MỚI NHẤT