5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch

Dinh dưỡng 07/02/2023 10:00

Những lầm tưởng về chế độ ăn uống và thực phẩm có lợi hoặc có hại cho tim mạch có thể khiến việc phòng ngừa bệnh tim mạch trở nên kém hiệu quả.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Tuy nhiên, bệnh tim mạch hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ báo cáo rằng ước tính 80% bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ, có thể phòng tránh được khi áp dụng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp.

Thế nhưng khi nhắc đến chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh tim mạch, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về các thực phẩm có lợi hoặc có hại cho sức khỏe tim mạch. Nếu các lầm tưởng này không được làm rõ, chắc hẳn có thể dẫn đến các cách phòng ngừa bệnh tim mạch không hiệu quả hoặc đôi khi là gây hại ngược lại cho hệ tim mạch. Dưới đây là 5 lầm tưởng của nhiều người về thực phẩm có lợi hoặc có hại cho tim mạch.

Lầm tưởng 1: Chế độ ăn ít chất béo là chế độ tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

Giáo sư lâm sàng tại Đại học South Florida, Mỹ, bác sĩ Steven Masley cho biết nhiều người vẫn tin rằng tất cả chất béo đều có hại cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bác sĩ giải thích rằng thực tế chúng ta chỉ nên giảm thiểu hoặc hạn chế ăn chất béo chuyển hóa (bao gồm nhiều loại thức ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ) và chất béo hydro hóa (thường có trong thực phẩm siêu chế biến).

Còn đối với chất béo không bão hòa thì không cần thiết vì chúng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chất béo không bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, dầu ô liu, bơ, quả hạch và các loại hạt. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống giàu chất béo không bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Lầm tưởng 2: Ăn trứng có hại cho tim

Bác sĩ Masley cho biết nhiều bệnh nhân của ông thường tránh ăn trứng vì họ cho rằng trứng làm tăng cholesterol, tuy nhiên, bác sĩ khẳng định: “Ăn trứng thực sự không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng cholesterol”.

Hai nghiên cứu lớn được thực hiện trên 40.000 nam giới và 80.000 phụ nữ cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày không hề liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khoa học khác so sánh chế độ ăn uống của người dân Nhật Bản với người dân ở Mỹ cũng chỉ ra rằng người Nhật có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn so với người Mỹ dù họ ăn nhiều trứng hơn.

Nguyên nhân khiến dẫn đến các lầm tưởng về trứng là do chúng có hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, trong trứng chứa apolipoprotein A1, một loại protein sẽ tăng cấu tạo lipoprotein mật độ cao (HDL), tức "cholesterol tốt".

Như vậy, ngược lại với suy nghĩ là ăn nhiều trứng làm tăng cholesterol có hại, việc tăng HDL do ăn trứng lại giúp đào thải cholesterol xấu LDL, từ đó giảm mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và hàng loạt tai biến, bệnh tim mạch khác.

Theo giáo sư Masley, các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng thực phẩm giàu chất béo bão hòa là thủ phạm chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó bao gồm xúc xích, thịt xông khói; thực phẩm chiên, rán, bơ.

5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Lầm tưởng 3: Kiêng thịt đỏ hoàn toàn để phòng ngừa bệnh tim mạch

Ăn thịt đỏ ở mức vừa phải không gây hại cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù nhiều nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ thịt đỏ với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong, nhưng những con số này không nghiêm trọng như chúng ta đã nghĩ.

Một bản báo cáo khoa học do 14 nhà nghiên cứu đến từ 7 quốc gia khác nhau thực hiện, được công bố vào năm 2019 cho thấy không có mối liên hệ nào giữa thịt đỏ và sức khỏe tim mạch.

Khi lựa chọn ăn thịt đỏ, hãy nhớ tránh những loại thịt nhiều chất béo. Bởi như đã giải thích trước đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa, là thứ có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch - Ảnh 3
Ảnh minh họa.

Lầm tưởng 4: Dùng thuốc điều trị bệnh tim là có thể ăn bất cứ món gì mình thích

Bác sĩ Masley chia sẻ rằng một số bệnh nhân của ông khi đang dùng thuốc, chẳng hạn như statin (thuốc hạ cholesterol) và không ăn uống kiêng khem. Những bệnh nhân này thường có suy nghĩ rằng chỉ cần uống một viên thuốc là có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định rằng không có viên thuốc nào hiệu quả bằng chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh.

Bác sĩ Masley giải thích rằng ăn một chế độ ăn với nhiều thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng và không tập thể dục sẽ làm suy yếu hiệu quả của thuốc, khiến chúng không còn hoạt động hiệu quả nữa. Một báo cáo khoa học trên 69.000 người đã phát hiện ra rằng mặc dù statin có thể sử dụng như một biện pháp phòng ngừa bệnh tim, nhưng chúng không liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Và để phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch thì bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa tình trạng béo phì, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và khiến tình trạng bệnh tim trở nên tồi tệ hơn.

5 lầm tưởng tai hại về tác động của thực phẩm với sức khỏe tim mạch - Ảnh 4
Ảnh minh họa.

Lầm tưởng 5: Chế độ ăn uống không giúp ích cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch

Bác sĩ Philip Ovadia, bác sĩ phẫu thuật tim mạch nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho trái tim của bạn. Ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt vẫn có thể làm giảm tác động của bệnh tim với sức khỏe tổng thể. Bác sĩ nói: “Tôi có những bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật tim và sức khỏe của họ cải thiện đáng kể sau đó khi họ bắt đầu chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống”. Thực tế chế độ ăn uống lành mạnh có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch và giúp chúng ta kiểm soát được rất nhiều yếu tố nguy cơ.

5 thực phẩm là ‘đơn thuốc’ trẻ hóa cho mạch máu: ‘Cường quốc’ của vitamin chống lão hóa, đến bệnh tim mạch còn phải sợ

Mạch máu hoạt động trơn tru sẽ mang lại một thể chất tràn đầy sức sống, đồng thời phòng ngừa các bệnh tật khó chữa.

TIN MỚI NHẤT