4 bộ phận của cá chứa 'siêu nhiều' độc tố - ăn vào có thể gây 'ngộ độc', nhất là bộ phận thứ ba

Dinh dưỡng 30/04/2023 17:03

Đừng bao giờ ăn những bộ phận này nếu bạn chưa có sự hiểu biết và nên chế biến chúng như thế nào cho đúng cách để tránh bị ngộ độc.

Mật cá

Có rất nhiều người cho rằng nấu cá phải nấu cả con mới bổ. Vì vậy họ không bỏ mật cá đi. Đây chính là cách nấu gây ngộ độc cho người dùng. Nhất là với cá chép bởi trong mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin.

Đối với những con cá có cân nặng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. Khi bị ngộ độc mật cá bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, suy nội tạng, thậm chí có thể tử vong. Không chỉ vậy, mật cá còn liên quan đến nguyên nhân hình thành suy yếu sức khỏe thần kinh, suy hô hấp, rối loạn hành vi và gây ung thư.

Nội tạng của cá

Khi chúng ta sơ chế cá, ngoài việc bỏ mang và vảy cá thì phần nội tạng trong bụng cũng cần vứt bỏ chứ không nên giữ lại. Bởi phần nội tạng cá thường chứa nhiều độc tố, khi chọc thủng túi mật cá thì dịch mật bên trong sẽ trào ra ngoài. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến mùi vị của cá mà dịch mật này ăn vào còn dễ sinh bệnh trong cơ thể.

4 bộ phận của cá chứa 'siêu nhiều' độc tố -  ăn vào có thể gây 'ngộ độc', nhất là bộ phận thứ ba - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Não cá

Não cá có vị béo ngậy, chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sức khỏe . Tuy nhiên, bộ phận này có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng, thủy ngân là rất cao. Các loại cá sống ở môi trường nước bị ô nhiễm, cá sống ở tầng đáy như cá ngừ, cá vược, cá kình, cá kiếm..., mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ càng tăng lên.

Việc ăn não cá có thể gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể . Bởi vậy, tốt nhất thì bạn nên loại bỏ bộ phận này trong quá trình sơ chế.

4 bộ phận của cá chứa 'siêu nhiều' độc tố -  ăn vào có thể gây 'ngộ độc', nhất là bộ phận thứ ba - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Điều quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe là hãy lựa chọn mua những loại cá được nuôi đúng quy trình, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Và đặc biệt, hãy vệ sinh, làm sạch cá trước khi chế biến để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình bạn.

Mắt cá

Mắt cá tưởng giàu chất dinh dưỡng nhưng thực tế lại không phải vậy! Thậm chí, đây còn là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Một số loài cá có máu đỏ hoặc đốm trắng trên mắt chính là dấu hiệu đáng chú ý khi mua cá mà bạn cần biết.

4 bộ phận của cá chứa 'siêu nhiều' độc tố -  ăn vào có thể gây 'ngộ độc', nhất là bộ phận thứ ba - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

5 loại rau quả vừa dễ kiếm lại rẻ bèo giúp phụ nữ U40 chống lão hóa cực hữu hiệu, giữ gìn làn da hệt như tuổi đôi mươi

Khi chúng ta kết hợp chế độ ăn uống của mình với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh, nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu, cơ thể chúng ta sẽ thể hiện thành quả thông qua cơ quan lớn nhất đó là da.

TIN MỚI NHẤT