Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết và nên làm gì để thổi bay tình trạng này?

Chăm sóc con 09/12/2019 11:44

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết là câu hỏi thường được rất nhiều bà mẹ quan tâm, đặc biệt là những chị em làm mẹ lần đầu. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em tìm hiểu cụ thể về tình trạng này ở trẻ.

Trong quá trình nuôi con, trẻ bị ngạt mũi là 1 trong những tình trạng mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải. Bởi hệ hô hấp còn rất yếu kèm theo sức đề kháng chưa được hoàn thiện khiến trẻ dễ bị cảm cúm dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời và để kéo dài sẽ dẫn đến bị viêm hô hấp và gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Chính vì vậy, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp và thời gian can thiệp của mẹ. Nếu mẹ tìm cách chữa trị cho sớm và đúng cách thì bé sẽ nhanh khỏi.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi bao lâu thì khỏi?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây cảm cúm nghẹt mũi. Tình trạng này thường kéo dài, khiến cho bé bị suy nhược, mệt mỏi, kém ăn bỏ bú, sút cân. Vì vậy, bố mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

tre so sinh bi nghet mui bao lau thi het
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hay quấy khóc

Do đó, khi thấy bé khóc, cơ thể lại ấm lên, không khí ra vào liên tục, tuyến nước mắt hoạt động gây tiết dịch, khoang mũi sẽ dày, mẹ hãy đưa trẻ đi khám, để được bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp với một số biện pháp điều trị tại nhà, để giúp bé thông đường thở nhanh chóng.

Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé

Với người lớn, khi bị nghẹt mũi có thể kê cao gối lên để giúp dễ thở. Nhưng đối với trẻ em mẹ không thể làm thế, thay vào đó hãy để trẻ nằm xuôi, dùng khăn mềm để kê cho bé, giúp đầu hơi cao lên một chút, nhưng không quá chênh lệch so với cổ. Bên cạnh đó, mẹ hãy kết hợp xoa nhẹ hai bên cánh mũi của trẻ để giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.

Cho trẻ bú nhiều lần

Khi trẻ bị bệnh, nghẹt mũi, khó chịu, mẹ hãy khuyến khích bé bú nhiều lần, để đảm bảo bổ sung lượng sữa cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống thêm chút nước, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và nhanh hết bệnh. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, việc bú thường xuyên và đủ cữ sẽ giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa các bệnh như: nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng tai và đường hô hấp. Đồng thời góp phần bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài.

Giữ ấm cho trẻ

Trẻ dễ bị cảm cúm, ho, nghẹt mũi mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Vì vậy, mẹ cần chủ động giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo vừa đủ, tuy nhiên không nên mặc nhiều lớp, để mồ hôi của trẻ có thể thoát ra, không bị viêm phổi.

tre so sinh bi nghet mui bao lau thi het 1
Mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa

Hơn nữa thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn bình thường, vì thế buổi tối khi ngủ thường đạp chăn và trẻ hay toát mồ hôi dù trời không nóng. Bởi thân nhiệt cao hơn bình thường, do đó độ chênh lệch nhiệt độ của cơ thể với luồng không khí vào phổi thông qua mũi sẽ lớn, điều này sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ đường hô hấp bằng cách làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ, dễ dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý điều này để khi nằm điều hòa điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho bé.

>>> Xem thêm:

- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị

- Bác sĩ Nhi chỉ cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý và bấc loa kèn

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu vì thế mẹ nên hạn chế dùng thuốc kháng sinh, thay vào đó hãy sử dụng các mẹo từ dân gian để đảm an toàn, không gây tác dụng phụ cho bé yêu. Vì vậy, khi thấy trẻ bị nghẹt mũi, khó chịu, mẹ hãy áp dụng một số cách sau đây.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Đây là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hữu hiệu, chỉ cần thoa dầu tràm vào lòng bàn chân cũng đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Các thành phần dưỡng chất của tinh dầu tràm sẽ giúp lưu thông khí huyết cho trẻ khi được mẹ massage và day nhẹ vào huyệt Dũng Tuyền của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thoa một ít tinh dầu lên ngực và lưng của bé, làm giảm cơn nghẹt mũi nhanh chóng và an toàn.

tre so sinh bi nghet mui bao lau thi het 2
Có nhiều cách trị nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần mang tỏi bóc sạch, sau đó mang giã nát và vắt lấy nước cốt. Tiếp theo lấy nước cốt tỏi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, bạn hãy lấy bông gòn thấm đều hỗn hợp tỏi và dầu vừng, nhét vào mũi cho trẻ khoảng 15 phút. Thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ giảm hẳn.

Nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý là bí quyết để trị nghẹt mũi phổ biến nhất hiện nay cho trẻ thường được nhiều bà mẹ áp dụng, giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn, nhanh chóng loại bỏ các dịch mũi, làm sạch và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.

Nước muối sinh lý mẹ có thể mua tại các tiệm bán thuốc tây hoặc trong siêu thị. Mỗi ngày có thể rửa 3-5 lần cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vì dễ gây khô niêm mạc. Tốt nhất, các mẹ hãy cho trẻ đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn về phương pháp rửa đúng cách, tránh tình trạng nguy cơ xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi.

Xông hơi

Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản cho trẻ. Cách này sẽ giúp mũi của bé được tiếp xúc với hơi nước làm loãng dịch nhờn có trong mũi, giúp bé dễ thở hơn.

tre so sinh bi nghet mui bao lau thi het 3
Xông hơi, massage là cách trị nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ

Để xông hơi cho bé mẹ hãy sử dụng phòng tắm, đóng kín cửa, xả nước nóng vào bồn tắm để hơi nóng bốc lên. Sau đó tiến hành xông hơi cho trẻ khoảng 10-15 phút. Khi tình trạng nghẹt mũi của trẻ có dấu hiệu giảm nhẹ, mẹ hãy dùng tay vỗ nhẹ ngực, tác động làm thông thoáng đường hô hấp cho bé. Tuy nhiên vì sức chịu đựng nhiệt của trẻ sơ sinh còn khá yếu vì thế mẹ không nên để nước quá nóng và cho quá nhiều tinh dầu. 

Chườm nước nóng lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, cách này cũng giúp trẻ giảm nghẹt mũi hiệu quả. Bởi hai bên tai có dây thần kinh nhỏ xíu giúp điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Tuy nhiên, khi đã áp dụng những mẹo trị nghẹt mũi từ gian dân gian ở nhà được vài ngày nhưng tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Đặc biệt khi trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây:

  • Nôn trớ, ói mửa nhiều.
  • Thở khò khè, hơi thở mạnh, khi thở thấy co rút xương sườn và lồng ngực.
  • Xuất hiện các dấu hiệu mất nước như: khô môi, mắt trũng sâu, ít đi tiểu…
  • Bỏ ăn, bỏ bú.
  • Trẻ sốt kéo dài quá 2 ngày.
tre so sinh bi nghet mui bao lau thi het 5
Khi trẻ có dấu hiệu trở nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám

Đây là những dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo sức khỏe của bé ngày càng xấu đi dẫn tới viêm hô hấp cấp trên và gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Một số trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang, không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt…

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết cũng như các cách chữa trị hiệu quả để giúp con nhanh khỏi bệnh, ăn uống và phát triển tốt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe hiện tại cũng như biện pháp can thiệp mà thời gian khỏi bệnh của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, trẻ sơ sinh nghẹt mũi bao lâu thì khỏi rất khó đưa ra câu trả lợi cụ thể.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là tình trạng thường gặp khi thời tiết trở lạnh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sát sao khi trẻ gặp phải tình trạng này.

TIN MỚI NHẤT