Tăng mỡ máu ở trẻ nhỏ: Thủ phạm quen mặt mà cha mẹ không hề nhận ra

Chăm sóc con 23/03/2020 05:00

Tăng mỡ máu ở trẻ nhỏ không phải là hiếm, nhiều trường hợp trẻ chưa đến 10 tuổi đi khám đã thấy mỡ máu tăng cao hơn rất nhiều.

Thương con cho ăn tim, bầu dục

Anh Đỗ Văn Thành (quê Thạch Thất, Hà Nội) cho bé M. con đi khám vì bé có dấu hiệu mọc các nốt như hạt cơm trên da. Anh Thành cho con đến bệnh viện da liễu khám, bác sĩ cho biết có thể cháu bị u vàng một hiện tượng tăng mỡ máu gây nên.

Lúc này, anh Thành được bác sĩ giới thiệu cho con kiểm tra tim mạch thì bất ngờ bé bị mỡ máu tăng cao bất thường so với trẻ em (mức Cholesteron toàn phần lên tới 143 mg/Dl). Đây là mức tăng cao có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, có thể gây xơ vữa động mạch gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Khi hỏi ra, anh Thành chia sẻ thấy con thích ăn nội tạng lớn nên gia đình lúc nào cứu ưu tiên bé ăn tim, bầu dục của lợn. Nhà anh Thành làm nghề mổ lợn.

Tăng mỡ máu ở trẻ nhỏ: Thủ phạm quen mặt mà cha mẹ không hề nhận ra - Ảnh 1

Nhiều trẻ bị tăng mỡ máu khi mới 6,7 tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ nghi ngờ ngoài lối sống tăng mỡ máu còn do di truyền nên đề nghị kiểm tra cả gia đình thì phát hiện anh Thành cũng bị rối loạn mỡ máu. Ba đứa trẻ con của em trai và anh Thành còn lại cũng mắc mỡ máu tăng nhưng chỉ có bé M. hàm lượng mỡ máu tăng cao chót vót.

Hay như trường hợp bé Nguyễn V. A. (8 tuổi, Ninh Bình )vào viện vì lý do đau tức ngực. Khi khám bác sĩ phát hiện cháu bé tăng mỡ máu gây xơ vỡ lòng mạch. Để phòng ngừa biến chứng tim mạch cho trẻ, các bác sĩ đã phải đặt stent cho bé.

Tăng mỡ máu ở trẻ nhỏ không phải là hiếm mà hiện nay tình trạng này ngày càng phổ biến. Bệnh được xem là có yếu tố gia đình cộng thêm lối sống công nghiệp, ăn nhiều thực phẩm không khoa học dẫn tới mỡ máu tăng cao nhanh. Nhiều trẻ 6, 7 tuổi đi khám nhưng mỡ máu toàn phần cao như người 60 tuổi.

Vì sao trẻ nhỏ tăng mỡ máu?

Theo PGS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ trẻ bị tăng mỡ máu bệnh viện đang theo dõi và điều trị cho rất nhiều.

Các cháu mắc phải thường có tính gia đình. Tăng mỡ máu có tính gia đình là bệnh di truyền trội do đột biến gen chuyển hóa LDL- cholesterol, với biểu hiện tăng cao nồng độ LDL-cholesterol trong máu, làm xuất hiện mảng xơ vữa thành mạch sớm. Ước tính tại Việt Nam, có gần 500 nghìn người mắc bệnh FH.

Nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn tới các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như xơ vỡ động mạch gây đột quỵ.

Tăng mỡ máu ở trẻ nhỏ: Thủ phạm quen mặt mà cha mẹ không hề nhận ra - Ảnh 2

PGS Hương tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: Internet

PGS Trương Thanh Hương, nguyên bác sĩ tại Viện Tim mạch Quốc gia, cho biết hiện nay nhiều trẻ đi khám và tình cơ phát hiện cholesterol trong máu tăng cao.

Những trường hợp này các bác sĩ thường theo dõi sát sao và khuyến cáo gia đình nên sàng lọc mỡ máu cao theo gia đình từ bố mẹ, các em đồng thế hệ. Có những trường hợp đi khám thì mới phát hiện ra cả gia đình bị rối loạn mỡ máu. Trước đó, trong nhà cũng có người bị đột quỵ nhưng không biết.

Điều đáng lo lắng nhất, PGS Hương cho biết đa số bệnh nhi mang mỡ máu cao đều không có dấu hiệu gì điển hình. Nhiều trẻ còn gầy nhưng vẫn có cholesterol cao. Các em và gia đình không biết trẻ mang hội chứng tăng mỡ máu di truyền và bệnh âm thầm dẫn tới nhiều biến chứng nặng.

PGS Hương khuyến cáo những gia đình có ông bà tăng mỡ máu đến bố mẹ cũng tăng thì nên cho trẻ đi sàng lọc tăng mỡ máu. Tuy nhiên, dù mang tính chất di truyền nhưng không phải tất cả các trường hợp bố, hoặc mẹ bị, con cũng bị. Vì thế, chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng để kiểm soát, theo dõi bệnh.

Với những bệnh nhi bị rối loạn mỡ máu nếu được phát hiện sớm và điều trị hạ mỡ máu như chế độ ăn kiêng chất béo, sử dụng thuốc hạ lipid máu như statin, ezetimibe, thuốc kháng PCSK9, trao đổi huyết tương và phân tách chọn lọc LDL-C trong máu có thể kiểm soát được bênh.

Để phòng mỡ máu ở trẻ nhỏ, ngoài yếu tố gia đình cần cho trẻ ăn uống khoa học, thể dục thường xuyên để tăng cường chuyển hóa, tránh tình trạng dư cân, béo phì.

Gợi ý thực đơn cho bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm hiệu quả, cân nặng tăng vù vù

Để bé từ 6 tháng tuổi phát triển tốt nhất, cha mẹ cần cho bé ăn đủ lượng và chất. Không quá khó để xây dựng thực đơn ăn dặm cho con giai đoạn này.

TIN MỚI NHẤT