Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ

Chăm sóc con 01/06/2022 08:19

Khi con quấy khóc, nhiều bà mẹ không khỏi xót con mà vội bế bé lên để dỗ dành, nhưng một số người già lại quan niệm rằng: “Trẻ con vừa mới khóc liền ôm lấy thì không nên, cứ ôm như vậy thành thói quen sau này sẽ rất phiền phức, để chúng nằm một lát là sẽ ổn cả!”.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 1

Thoạt nhìn, quan niệm nuôi dạy con cái như thế này có vẻ hợp lý, nếu trẻ khóc và thấy không ai để ý đến mình, nó sẽ tự nhiên “không quấy” nữa, bố mẹ cũng càng thả lỏng hơn, và cũng có thể tránh phát triển tính “ỷ lại” của con trẻ.

Và liên quan đến vấn đề này thường không ít những tranh luận khác nhau trên mạng xã hội, và hầu hết mọi người đều cho rằng lúc em bé khóc không nên vội bế lên. Chỉ cần để bé nằm trên giường, và quan niệm này cũng dần dần trở nên biến đổi một các sai lệch.

Trên thực tế, theo quan điểm khoa học, việc bế trẻ đúng cách sẽ có lợi hơn là để trẻ nằm trên giường. Sẽ có sự khác biệt lớn giữa trẻ "luôn nằm" và "luôn bế" cho trưởng thành sau này của bé.

Những em bé "thường xuyên nằm" và "thường xuyên được bế" có sự khác biệt rõ ràng sau này khi chúng trưởng thành.

  1. Cảm giác an toàn

Con người và các loài động vật có vú khác luôn có nhu cầu tình cảm đặc biệt - tiếp xúc và vuốt ve hay chạm vào da - đặc biệt mãnh liệt trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu.

Khi bế con, hầu như chúng ta sẽ thiết lập mối liên kết tình cảm với bé để đáp ứng nhu cầu tình cảm của bé, bé sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Và nếu bé thường xuyên nằm, sự tiếp xúc gần gũi với bố mẹ chắc chắn sẽ ít đi rất nhiều, lâu ngày nhu cầu tình cảm sẽ không được đáp ứng, bé sẽ thiếu cảm giác an toàn, lâu dần cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé sau này.

  1. Năng lực tập trung

Khi em bé nằm trên giường, tầm nhìn của bé rất hạn chế, và thứ duy nhất có thể nhìn thấy là trần nhà màu trắng.

Khi bé được bế trong vòng tay của bố mẹ, cảnh vật trong mắt bé sẽ thay đổi rất nhiều, không chỉ giúp phát triển thị giác, thỏa mãn trí tò mò của bé, còn có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao khả năng chú ý, dễ tập trung hơn.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 2
  1. Mối quan hệ gắn bó với bố mẹ

Khi bố mẹ bế con sẽ hình thành mối liên kết tình cảm thân thiết hơn với nhau, trong vòng tay của mẹ, bé mới có được cảm giác an toàn đầy đủ, thậm chí khi lớn lên bé sẽ gần gũi với bố mẹ hơn.

Nếu em bé thường xuyên nằm trên giường, thường khó cảm nhận được hơi thở của mẹ và khó có mối liên hệ tình cảm chặt chẽ với nhau, điều này không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhau.

  1. Sự tự tin

Khi bé được trong vòng tay của mẹ, tai lắng nghe nhịp tim của mẹ, mũi ngửi được hơi thở của mẹ, con tim sẽ hài lòng hơn, an tâm hơn, tinh tế hơn và tự tin hơn.

Đối với những trẻ thường xuyên nằm trên giường, do không được tiếp xúc nhiều hơn, gần gũi hơn với mẹ nên sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lòng tự tin của bản thân.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 3

Có phải sẽ “chiều hư” bé khi bế con thường xuyên không?

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng mình thường xuyên bế ẵm con sẽ “khó mà buông xuống được”, sau khi “chiều hư” bé thì chính mình là người chịu thiệt thòi và mệt mỏi.

Thực tế, việc bé muốn được người thân ôm ấp, vuốt ve là một nhu cầu tình cảm bình thường.

Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh có tháng tuổi còn khá nhỏ, chúng không thể nhận ra rằng chúng và mẹ thuộc về hai cá thể, và việc tiếp xúc da thịt nhiều hơn như ôm có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và thiết lập mối quan hệ cha mẹ - con cái thân thiết hơn.

Vì vậy, khi con còn nhỏ, việc bố mẹ tạo cho con cảm giác an toàn và đáp ứng nhu cầu tình cảm có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc thiết lập tính độc lập ngay từ khi còn quá bé của con.

Lúc này, điều bé cần nhất không phải là cái gọi là “tính tự lập” mất đi sự kết nối tình cảm, mà là sự kết nối tình cảm lành mạnh với bố mẹ và để được vỗ về trong vòng tay của bố mẹ.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 4

Khi bế con, hãy chú ý nhiều hơn đến 3 khía cạnh này

  1. Chú ý nâng đỡ đầu trẻ.

Cấu tạo sinh lý của trẻ sơ sinh có đặc điểm là đầu to và nặng, cột sống phát triển chưa hoàn thiện, sức cơ còn yếu.

Khi bế trẻ, chúng ta phải chú ý ôm đầu và đỡ bằng tay, sau khi bế, chúng ta có thể gối đầu vào khuỷu tay, đây cũng là tư thế bế trẻ phổ biến nhất.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 5
  1. Không ôm theo chiều dọc đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi

Trong vòng 3 tháng, cột sống của bé chưa phát triển hoàn thiện, khó có thể nâng đỡ được sức nặng của đầu, nếu giữ thẳng trong thời gian dài sẽ mang lại áp lực lớn cho cột sống.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nó còn có thể dẫn đến thoái hóa cột sống của bé. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, chúng ta nên áp dụng tư thế nằm ngang và tránh ôm theo chiều dọc, để đề phòng.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 6
  1. Đừng đung đưa bé quá nhiều

Một số bố mẹ thích liên tục đung đưa khi bế con để nhanh chóng xoa dịu em bé. Đối với trẻ nhỏ, do thóp trên đầu chưa đóng hoàn toàn nên việc rung lắc quá mạnh sẽ rất nguy hiểm, không chỉ khiến trẻ dễ cáu kỉnh, quấy khóc. Thậm chí có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ, dẫn đến một loạt các biến chứng não. Vì vậy, khi bế trẻ, chúng ta chỉ nên ôm bé nhẹ nhàng trong vòng tay, tránh đung đưa quá mạnh.

Sự khác biệt giữa một trẻ sơ sinh được “bế” và “nằm” từ khi còn nhỏ - Ảnh 7

Kết luận:

Bế trẻ không chỉ là “công việc cẩn thận” mà còn là “sức lực”, mặc dù việc bế trẻ thường xuyên là điều không thể tránh khỏi, nhưng tốt nhất bạn không nên lười việc bế trẻ.

Ôm con nhiều hơn, bé sẽ yên tâm hơn khi lớn lên, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ thân thiết hơn, điều này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của bé sau này.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách và khoa học: Cẩn thận khi rã đông sữa mẹ, nếu thấy có hiện tượng này nghĩa là sữa đã hỏng

Việc vắt và trữ sữa là những công việc quá quen thuộc với các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách thì không phải ai cũng biết. Mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé!

TIN MỚI NHẤT