Cảnh báo: Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG?

Chăm sóc con 12/03/2018 13:40

Thời tiết giao mùa khiến cho trẻ liên tục bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút gây ra các bệnh về tay, chân, miệng, nếu không cẩn thận, sức khỏe của trẻ có thể bị suy giảm, gây ra biến chứng, mất sức đề kháng...Vậy bố mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con trong những thời điểm này

Chăm cho con luôn khỏe mạnh, lớn lên phát triển toàn diện không phải là điều dễ dàng. Trong mùa dịch bệnh về chân tay miệng này, bố mẹ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến những điều sau để bảo vệ cho sức khỏe của các con nhé!

Cảnh báo: Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG? - Ảnh 1

1. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ

- Uống nước dừa lạnh

Mất nước là một vấn đề lớn với bệnh tay chân miệng, hơn nữa vì vết loét trong miệng có thể làm cho ăn uống khó khăn, cực kỳ đau đớn. Nếu trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng, hãy cho trẻ uống nước dừa lạnh để giúp giảm đau, khó chịu, nhưng quan trọng hơn, nhờ lượng kali, chất điện giải cao chính là cách hoàn hảo để ngăn ngừa mất nước.

- Thức ăn mát và súp

Nên cho trẻ ăn xúp lỏng với đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi. Tránh ăn thức ăn cứng, mặn, cay hoặc chua, trái cây quá chua có thể gây ra kích ứng và đau.

Khi cho trẻ ăn thức ăn mát, có thể thêm một ít tỏi nghiền vào thức ăn của trẻ.

2. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bé

- Dùng dầu dừa để làm mát và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh

Nhẹ nhàng bôi dầu dừa lên chỗ các nốt đỏ có thể giúp làm lành nhanh chóng. Các hợp chất kháng vi trùng và kháng virút trong dầu dừa có thể ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

- Tắm cho trẻ bằng nước muối trộn tinh dầu bạc hà

Tắm bằng cách này giúp dịu da, giảm ngứa, chống nhiễm trùng và giải độc cho cơ thể. Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15-20 phút sẽ nhanh chóng hồi phục đồng thời giảm bớt sự đau đớn và khó chịu.

- Tắm cho trẻ với tinh dầu chanh.

Thêm một vài giọt vào xà phòng để chống lại virút và vi trùng, hỗ trợ sức khỏe của da.

- Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.

- Thường xuyên rửa tay bằng nước ấm, xà bông, nhất là sau khi đi vệ sinh.

- Khuyên trẻ giữ vệ sinh thật tốt, không cho tay vào miệng.

- Không cho trẻ ngậm đồ chơi.

 - Vệ sinh kỹ bình sữa và núm vú bình.

- Chú ý các thú nhồi bông trẻ tiếp xúc phải thật sạch.

Lưu ý:

- Trẻ em bị bệnh tay chân miệng tránh đến trường cho đến khi hết sốt và lành các vết loét ở miệng cũng như trên da. Các bố các mẹ cố gắng chăm sóc cho con qua những ngày bệnh nhé. Vì không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng.

- Điều lưu ý đặc biệt là cho con bú trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh tay chân miệng.

3. Điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh CTM như thế nào?

Bệnh chân tay miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Hạ sốt và giảm đau bằng Paracetamon (chú ý: không dùng Aspirin cho trẻ em). Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ theo lứa tuổi và bù dịch đầy đủ đề phòng mất nước, hạ đường huyết. trẻ bú mẹ cần tăng cường ăn sữa mẹ nhiều hơn.

Cảnh báo: Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG? - Ảnh 2
Với trẻ lớn, có thể phải tránh các thức ăn làm trẻ đau rát miệng hơn như: thức ăn có chất chua (nước cam, chanh; hoa quả ép…); thức ăn nóng, đặc. nên cho trẻ uống nhiều hơn các thức ăn lỏng, được làm mát như cháo loãng, sữa, chè đậu đen… bố mẹ cần theo dõi sát để kịp thời đưa trẻ đến viện điều trị ngay khi có các dấu hiệu nặng.

Tại bệnh viện, tùy mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhằm hạn chế các biến chứng nặng, đe dọa tính mạng.

4. Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám bệnh?

Cần phải đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi bố mẹ nghi ngờ bé bị bệnh chân tay miệng.
Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.
Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
Đi viện ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
Giật mình dưới 2 lần trong 30 phút
Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, bứt rứt khó chịu, quấy khóc vô cớ
Đi loạng choạng
Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh
Co giật, hôn mê
Thở nhanh, khó thở
Cần cho trẻ đi viện nếu bố mẹ không có điều kiện, hoặc không đủ tự tin để có thể theo dõi và chăm sóc trẻ đầy đủ tại nhà.

Cách phòng tránh thủy đậu cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh thủy đậu thường xuất hiện tại các nước ôn đới. Tại Việt Nam, thủy đậu bắt đầu vào mùa dịch vào khoảng tháng 4, tháng 5. Để phòng tránh thủy đậu cho bé, mẹ cần đưa bé đi tiêm đủ 2 mũi vắc xin và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ Nhi.

TIN MỚI NHẤT