Bệnh sởi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc tại nhà

Chăm sóc con 16/07/2019 17:09

Bệnh sởi ở trẻ em thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ tử vong nhanh chóng.

Bệnh sởi ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do virut gây ra. Với các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em là sốt, ho, chảy nước mũi thường khiến bố mẹ nhầm sang bệnh khác và trẻ không được điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nội dung chính trong bài viết:

1. Bệnh sởi là gì? 

Những vấn đề cần biết về bệnh sởi ở trẻ em
Những vấn đề cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi do một loại virut thuộc họ paramyxovirus gây ra và thường được truyền qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp, sau đó lây lan khắp cơ thể.

Sởi là một bệnh ở người và không xảy ra ở động vật.

2. Bệnh sởi có nguy hiểm không? 

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Mặc dù đã có sẵn vắc-xin an toàn và hiệu quả, năm 2017, đã có 110 000 ca tử vong do sởi trên toàn cầu, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Dịch sởi là một trong những dịch bệnh gây ra nhiều tử vong, đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém. 

3. Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi lây lan qua ho và hắt hơi, tiếp xúc cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi/họng của người bị nhiễm bệnh.

Virus vẫn hoạt động và truyền nhiễm trong không khí, trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ. Nó có thể được truyền bởi một người nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban bùng phát.

Ở các quốc gia nơi bệnh sởi đã được công bố là loại bỏ gần như hoàn toàn thì các trường hợp nhiễm bệnh được điều tra chủ yếu bắt nguồn từ người nhập cư, động vật mang mầm bệnh từ các quốc gia khác xâm nhập vào.

4, Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em đầu tiên thường là sốt cao trên 39 độ, bắt đầu khoảng 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi-rút và kéo dài 4 đến 7 ngày. Tiếp theo là chảy nước mũi, ho và chảy nước mắt kèm theo những đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn ban đầu. Sau vài ngày, phát ban bùng phát, thường ở mặt và cổ đầu tiên. Trong khoảng 3 ngày, phát ban lan rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài trong 5 đến 6 ngày, và sau đó mờ dần, đến khi hết phát ban là trẻ đã khỏi bệnh. Trung bình, tình trạng phát ban kéo dài trong 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi-rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

5. Bệnh sởi có ngứa không? 

Bệnh sởi trong giai đoạn ủ bệnh không gây ngứa. Khi phát ban, lúc các nốt sởi lan nhanh cả người thì có thể gây ngứa cho người bệnh kèm theo tình trạng sốt nóng gây khó chịu. 

Tình trạng ngứa chỉ kéo dài 1-2 ngày, sau khi các nốt phát ban lan đến chân và bay dần cũng đồng nghĩa là đang khỏi bệnh.

6. Bệnh sởi kiêng gì? 

Bị bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì?
Bị bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì?

Theo dân gian, khi bị bệnh sởi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lúc phát ban thì tuyệt đối phải kiêng nước kiêng gió. Tuy nhiên, thông tin này là không chính xác, thậm chí có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngày xưa theo quan niệm dân gian kiêng nước kiêng gió vì khi trẻ ốm, lỗ chân lông mở to, gặp gió, nước dễ cảm lạnh hoặc là vi khuẩn bệnh khác theo vào khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ lại càng dễ gặp phải biến chứng nặng của sởi do tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Bố mẹ vẫn nên vệ sinh hàng ngày cho con bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh. Vậy kiêng gì khi bị bệnh sởi? Khi bị sởi nên kiêng, tránh làm những điều sau: 

  • Không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng mạnh, khi bị sởi người bệnh rất nhạy cảm với ánh sáng, nên nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, có rèm che tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Không ăn đồ nhiều đạm, cay nóng, chua, đồ chiên rán vừa khó tiêu, dễ khiến bệnh trầm trọng do kích thích hệ tiêu hóa cũng như các vết loét, vết thường ngoài da lâu lành. 
  • Không tiếp xúc gió mạnh, gió lùa trực tiếp cũng như cho trẻ tắm nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc ấm, để bé trong phòng kín gió tránh bị sốc nhiệt khi ra ngoài hoặc thay quần áo lúc tắm.
  • Chỉ tắm cho trẻ khi trẻ thấy khỏe, không bị sốt cao, mệt mỏi hay đang đói. Khi tắm thì tắm thật nhanh, lau người cho trẻ nhẹ nhàng.

7. Biến chứng của bệnh sởi 

Hầu hết các trường hợp tử vong của bệnh sởi ở trẻ em là do các biến chứng liên quan đến căn bệnh này. Biến chứng nghiêm trọng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi.

Các biến chứng của bệnh sởi nghiêm trọng nhất bao gồm mù do viêm loét giác mạc, viêm não (nhiễm trùng gây sưng não), tiêu chảy nặng và các tình trạng mất nước liên quan, nhiễm trùng tai như viêm tai giữa (đây là biến chứng phổ biển nhất),  viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus. Tình trạng biến chứng bệnh sởi nặng thường gặp ở trẻ nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những trẻ không đủ vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu do HIV / AIDS hoặc các bệnh khác còn thể mắc thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.

8. Cách chăm sóc bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện trẻ bị bệnh sởi việc đầu tiên là bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế uy tín gần nhất, không nên đưa đến các nơi tập trung đông người bệnh để tránh bị lây thêm bệnh và lây lan bệnh sởi sang cho người khác.  Nếu tình hình của trẻ không có gì nguy hiểm và gia đình đủ điều kiện chăm sóc thì nên điều trị tại nhà cho trẻ, liên hệ và xin ý kiến bác sĩ sát sao, tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của y bác sĩ bao gồm: 

  • Nên cách ly trẻ bệnh với trẻ lành tránh làm lây nhiễm bệnh. 
  • Khi trẻ sốt cao trên 39oC nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực chăm sóc từ gường chiếu, chăn màn, đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với trẻ.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ, thay quần áo thường xuyên, lau người bằng nước ấm nhẹ nhàng. 
  • Với trẻ còn đang bú mẹ thì cho bé bú đều, bổ sung nước cho trẻ. Lớn hơn có thể bổ sung chất điện giải, nước hoa quả.
  • Cho bé ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh đồ cay nóng, khó tiêu,..
  • Tạo điều kiện cho người bệnh ngủ nghỉ đầy đủ.
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không áp dụng các biện pháp chữa bệnh dân gian khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Hiện chưa có biện pháp điều trị kháng vi-rút đặc hiệu đối với vi-rút sởi, hầu như là căn bệnh tự khỏi, khi trẻ bị bệnh sởi nên cố gắng bồi bổ nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch để chống lại bệnh. Thêm vào đó, các biến chứng nặng nề từ bệnh sởi có thể được giảm bớt thông qua chăm sóc hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước đường uống do WHO khuyến nghị, giúp hạn chế tình trạng bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thuốc kháng sinh nên được kê đơn để điều trị nhiễm trùng mắt và tai, và viêm phổi, các biến chứng bệnh sởi khi mới chớm bắt đầu. 

Tất cả trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh sởi nên được bổ sung hai liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Phương pháp điều trị này phục hồi tình trạng vitamin A thấp khi mắc bệnh sởi. Bị sụt giảm vitamin A xảy ra ngay cả ở trẻ em được nuôi dưỡng tốt và có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A cũng đã được chứng minh là làm giảm số ca tử vong do bệnh sởi.

9. Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Tiêm chủng bệnh sởi trẻ em để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Tiêm chủng bệnh sởi trẻ em để phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em, bố mẹ nên tiêm vắc-xin sởi định kỳ cho trẻ em. Vắc-xin sởi đã được sử dụng trong hơn 50 năm. Nó là an toàn, hiệu quả và không tốn kém, nó có nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia, giúp giảm tỉ lệ tử vong do bệnh sởi lên đến 80%.

Ngoài ra hàng ngày xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học cho trẻ có thời gian vận động hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tăng cường đề kháng cho trẻ. 

Bệnh sởi là một bệnh nguy hiểm, nhất là với các trẻ nhỏ sức khỏe còn yếu. Với những thông tin hữu ích trên đây, hi vọng bố mẹ đã có những hiểu biết nhất định về bệnh sởi ở trẻ em. Khi có triệu chứng, dấu hiệu của bệnh, bố mẹ không nên chủ quan mà nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời, tránh những diễn biến phức tạp và biến chứng nặng của bệnh xảy ra với trẻ nhỏ. 

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Vào mùa nắng nóng, trong khi bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, nhiều trẻ nhỏ bị sốt phát ban làm cho cha mẹ lo lắng. Để có sự chăm sóc, điều trị phù hợp, các bậc phụ huynh cần biết cách phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi.

TIN MỚI NHẤT