Bí quyết ‘vàng’ giúp thai nhi tăng cân tốt nhưng mẹ vẫn giữ được vóc dáng chuẩn trong suốt thai kỳ

Bài học làm mẹ 19/04/2021 05:25

Ăn gì để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù? Đó là những gì mà các mẹ bầu luôn quan tâm trong suốt thai kỳ.

Trong suốt thai kỳ, việc thai nhi tăng cân tốt là điều mà các mẹ luôn mong muốn. Nhưng ăn thế nào để chỉ vào con, không vào mẹ? Áp dụng ngay những nguyên tắc “vàng” dưới đây.

Nguyên tắc thúc đẩy thai tăng cân nhanh

Một là: Sự tăng cân của thai nhi sẽ tỷ lệ thuận với quá trình tăng cân của mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần thiết phải tăng quá nhiều vì sẽ gây béo phì và dẫn đến nhiều biến chứng sau sinh. Cách tốt nhất là dựa theo chiều cao, cân nặng trước khi mang thai, mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 9-14kg là hợp lý.

Bí quyết ‘vàng’ giúp thai nhi tăng cân tốt nhưng mẹ vẫn giữ được vóc dáng chuẩn trong suốt thai kỳ - Ảnh 1
Mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 9-14kg là hợp lý. Ảnh minh họa: Internet

Hai là: Trong từng giai đoạn phát triển của thai nhi các mẹ sẽ có những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nếu thai nhi nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn bạn nên bổ sung thêm đạm và thực phẩm giàu protein. Chỉ cần 15 gram đạm mỗi ngày sẽ thúc đẩy quá trình tăng cân của trẻ.

Ba là: Để trẻ tăng cân tốt và khỏe về thể chất lẫn tinh thần, ngoài việc mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng thì nên có cho mình lối sống lành mạnh, năng động,…

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

- Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.

- Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

- Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Để đạt được những điều mong muốn về cân nặng thai nhi, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không nên ăn quá nhiều thức ăn một lúc, chia làm nhiều bữa nhỏ không chỉ giúp giảm tình trạng ốm nghén mà còn điều chỉnh được lượng thực phẩm cung cấp cho mẹ bầu trong ngày. Đồng thời việc làm này còn giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác thèm ăn, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa.

Nhớ những điều này không chỉ giúp cho con khỏe mạnh mà mẹ cũng không gặp phải những bệnh lý nguy hiểm trong suốt quá trình thai kỳ.

Những thực phẩm cần bổ sung khi mang thai

Táo: Trong táo chứa nhiều kẽm, chất béo, các nguyên tố vi lượng, vitamin và chất xơ cực kỳ có ích cho quá trình hoàn thiện các cạnh vỏ não thai nhi. Bà bầu ăn táo sẽ giúp thai nhi phát triển chỉ số IQ, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ tốt.

Bí quyết ‘vàng’ giúp thai nhi tăng cân tốt nhưng mẹ vẫn giữ được vóc dáng chuẩn trong suốt thai kỳ - Ảnh 2
Đối với bà bầu quả bơ tốt hơn gấp 2 lần người thường.  Ảnh minh họa: Internet

Quả bơ: Đối với bà bầu quả bơ tốt hơn gấp 2 lần người thường. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong quả bơ khá cao chỉ nên ăn tươi hạn chế sinh tố. Nếu chọn bơ là khẩu phần trong ngày thì bạn nên cắt giảm lượng thực phẩm khác.

Nước cam: Tiêu thụ cam sẽ không chỉ tăng cường khả năng miễn dịch của bạn mà còn giữ cho em bé khỏe mạnh. Vitamin C cũng giúp hấp thụ một số chất dinh dưỡng như kẽm, từ đó giúp hình thành sụn, mạch máu, xương và mô của em bé.

Các loại hạt: Bất kỳ loại hạt nào cũng sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích sức khỏe riêng biệt. Đối với bà bầu, các loại hạt đặc biệt giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn cải thiện đáng kể sức khỏe và tâm trạng của họ.

Những quy tắc bảo vệ sữa mẹ bạn phải hết sức lưu ý để con dùng không bị đau bụng

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn sữa cho con là điều nên làm và vô cùng quan trọng. Trong quá trình bảo quản bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau.

TIN MỚI NHẤT