Đừng năn nỉ nữa, hãy làm điều này, 99% chồng sẽ tự nguyện “dâng” tiền lương cho bạn mà không cần “hao tâm tổn sức”

Yêu - Hôn nhân 23/08/2022 16:08

Mỗi gia đình sẽ có những thống nhất riêng về chuyện tiền lương hàng tháng nhưng phần lớn, vợ sẽ là người chi tiêu chính để chăm lo cho gia đình, con cái.

Đôi ba đồng lương gửi vợ chỉ là chuyện nhỏ

Câu chuyện “tịch thu” tiền lương của chồng mỗi tháng có thể sẽ dễ dàng với một số gia đình nhưng đó cũng là nỗi phiền não của nhiều bà nội trợ khác. Bởi lẽ, không phải ông chồng nào cũng tự giác san sẻ đồng lương của mình, thậm chí là cất giấu “quỹ đen”.

Mới đây, câu chuyện trên VnExpress chia sẻ về Chị Thu Hương 42 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội bất ngờ được chồng chuyển tiền dù trước đó đã “tịch thu”. Theo đó, Anh Hùng (chồng chị Hương) kể rằng, từ ngày mới cưới nhau đến giờ vợ chồng không có thỏa thuận việc ai phải nộp lương cho ai, tất cả là do anh tình nguyện.

Đừng năn nỉ nữa, hãy làm điều này, 99% chồng sẽ tự nguyện “dâng” tiền lương cho bạn mà không cần “hao tâm tổn sức” - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Khi còn khó khăn, anh Hùng chỉ kiếm được vỏn vẹn 3 triệu đồng hàng tháng nhưng anh vẫn trích tiền lương cho vợ và giữ lại khoảng 20% để chi tiêu lặt vặt. Đến nay, dù mức lương của anh đã thay đổi, ổn định hơn nhưng thói quen ấy thì vẫn vậy. Anh chỉ việc chuyên tâm kiếm tiền, chi tiêu hàng tháng, đối nội đối ngoại đều có vợ lo. Còn với khoản dư, chị Hương sẽ dành đầu tư, sinh lời giúp cuộc sống của họ thoải mái hơn.

"Tôi tin vợ biết tính toán, tiết kiệm hơn mình, cho vào túi cô ấy là không bao giờ phải lo vay mượn. Lâu lâu tôi lại giật mình khi vợ thông báo sổ tiết kiệm đã tăng lên con số không ngờ", Anh Hùng nói.

Chuyện gửi đôi ba đồng lương cho vợ quả thật không phải là một điều gì to tác để đắn đo, suy nghĩ rồi dẫn đến bao giận hờn tranh cãi không cần thiết. Mặc khác, nhiều gia đình lại để câu chuyện vu vơ này trở thành áp lực. Khi đó, mâu thuẫn sẽ từ bé xé ra to.

Suy nghĩ tích cực, chuyện bé sẽ hóa thành không

Như ban đầu đã chia sẻ, mỗi cặp vợ chồng sẽ có những thống nhất riêng về chuyện tiền lương hàng tháng, bởi lẽ, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Thống nhất chính là bí quyết đầu tiên giúp cả hai có được tiếng nói chung. Và khi đã có được tiếng nói chung, vợ chồng sẽ giải quyết mọi chuyện thực sự dễ dàng. Mỗi thành viên trong gia đình đều có một bổn phận khác nhau, người kiếm tiền, người chăm sóc lo toan cho con cái, nhà cửa. Hay ở thời điểm hiện tại, hiện đại hơn, phụ nữ cũng đã có thể tự chủ về mặt tài chính.

Đừng năn nỉ nữa, hãy làm điều này, 99% chồng sẽ tự nguyện “dâng” tiền lương cho bạn mà không cần “hao tâm tổn sức” - Ảnh 2
 Thống nhất chính là bí quyết đầu tiên giúp cả hai có được tiếng nói chung - Ảnh minh họa

Vì vậy, dù là ai, bổn phận là gì đi nữa, cả hai nên cùng nhau ngồi lại tìm ra sự thống nhất phù hợp nhất cho cả hai.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm (TPHCM) từng cho rằng, trong gia đình, vợ hay chồng tay hòm chìa khóa đều được, miễn biết tính toán và giúp kinh tế gia đình đi lên. Tuy nhiên, ngay khi bắt đầu sống chung, vợ chồng nên trao đổi thẳng thắn và cởi mở, thống nhất các khoản thu, chi. Trong trường hợp cần phải siết chặt chi tiêu vì mục tiêu chung, cần thống nhất với vợ/chồng để không khiến đối phương cảm thấy bị kiểm soát.

Thực chất, chị em phụ nữ vẫn có thể tự tạo nên những bí quyết cho riêng mình, chinh phục chồng bằng những thái độ, cảm xúc của bản thân. Bạn có thể tham khảo một số tuyệt chiêu sau:

Chia sẻ để nhận được sự thấu hiểu từ chồng: Thay vì giữ kín suy nghĩ trong lòng những, bạn có thể tìm cách nói ra để chồng hiểu được nỗi niềm của mình. Đôi khi sự đồng cảm sẽ giúp người bạn đời biết cách san sẻ nhiều hơn với bạn, đặc biệt là chuyện tiền nong.

Xây dựng niềm tin cũng là một trong những cách giúp người chồng cảm thấy an toàn khi đưa tiền cho bạn để chăm sóc gia đình. Bạn phải trở thành một người chi tiêu thông minh, biết đâu là thứ nên mua, không nên mua, lúc nào cần rộng rãi và lúc nào cần “thắt lưng buộc bụng”.

Hơn nữa, bạn đừng ngại công khai các khoản chi tiêu với chồng, đặc biệt là các khoản lớn. Vì là người đóng góp, anh ấy có quyền biết chính xác bạn chi tiêu như thế nào, đầu tư ra sao. Mặc khác, điều này còn giúp anh ấy hiểu được những khó khăn, lo toan trong chi tiêu của một bà nội trợ, nào là bỉm sữa, bếp núc, điện, nước,…

Tạo sự thoải mái khi nhắc về tiền lương: Không cố gây sức ép khi thấy chồng chưa đưa lương sẽ là một sự khôn ngoan. Với hàng tá những áp lực bên ngoài, anh ấy sẽ không bao giờ muốn nghe những chỉ trích, to tiếng khi về nhà. Hãy lựa chọn đúng thời điểm để nói chuyện với anh một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Hiệu quả sẽ tốt hơn bạn nghĩ đấy.

Tiền bạc là vấn đề tế nhị nhưng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vì thế, hãy khéo léo cùng nhau giải quyết vấn đề này. 

Bà cụ 86 tuổi đòi ly hôn chồng vì lý do “cười ra nước mắt”, quả thật hạnh phúc vợ chồng phải được vun đắp cùng nhau

Ở độ tuổi 86, không ai nghĩ một người phụ nữ lại lựa chọn ly hôn. Thế nhưng, với lý do ông chồng “cả đời không một lần rửa bát”, bà Dung (quê Thái Bình) dù đã đến độ “gần đất xa trời” nhưng vẫn nhất định làm điều đó.

TIN MỚI NHẤT