Nigeria: Cảnh báo số người tử vong do sốt virus Lassa tăng cao lên đến 142 người

Tin y tế 29/03/2023 13:05

Cơ quan y tế Nigeria cho biết số người tử vong vì sốt virus Lassa ở quốc gia này tăng cao kể từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, thông tin từ TTXVN, trong bản cập nhật mới nhất về sốt Lassa, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) cho biết đến nay sốt xuất huyết do virus này đã lan rộng ra 23 bang, với tổng số 784 trường hợp được xác nhận kể từ tháng 1.

NCDC cho biết thêm rằng bất chấp nỗ lực chính phủ tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế lây lan virus, 97 trong số 774 khu vực hành chính tại Nigeria đã ghi nhận ít nhất một trường hợp nhiễm bệnh kể từ đầu năm đến nay. NCDC ước tính tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra là 18,1%.

Sốt Lassa là căn bệnh do virus Lassa gây ra, mà con người thường mắc phải sau khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc đồ dùng gia đình bị nhiễm nước tiểu hoặc phân của chuột bị nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đây là bệnh lưu hành trong cộng đồng dân cư ở một số vùng của Tây Phi.

Nigeria: Cảnh báo số người tử vong do sốt virus Lassa tăng cao lên đến 142 người - Ảnh 1
Sốt Lassa là căn bệnh do virus Lassa gây ra. Ảnh: TTXVN

Trong một số trường hợp, sốt Lassa có các triệu chứng tương tự như sốt rét, xuất hiện từ một đến ba tuần sau khi tiếp xúc với virus. Trong trường hợp nhẹ, bệnh gây sốt, mệt mỏi, suy nhược toàn thân và đau đầu.

Cũng theo VNCDC, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bệnh có chung hình ảnh của nhiễm vi rút cấp tính, khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sần, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, ỉa ra máu...). Thể nặng điển hình thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có thể suy sụp đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc.

Bệnh nhân Lassa có thể sốt kéo dài thành từng đợt kiểu sốt rét cơn và biến chứng điếc dây VIII ở khoảng 25% số bệnh nhân. Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm: cho tới nay chưa được biết chính xác. Có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò ổ chứa vi rút Lassa của một số loài gặm nhấm hoang dại, như loài chuộtMastomys châu Phi.

Đối với các vi rút Ebola và Marburg có vai trò của các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím Châu Phi. Người bệnh và người mang vi rút tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm trong chu trình lây người - người. - Bệnh Lassa lây theo đường hô hấp, qua các giọt bắn hoặc khí dung của dịch tiết hô hấp người bệnh. Ngoài ra còn lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh, hay gián tiếp qua bề mặt, dụng cụ bị ô nhiễm bởi chất tiết của người bệnh hay động vật ốm.

Nigeria: Cảnh báo số người tử vong do sốt virus Lassa tăng cao lên đến 142 người - Ảnh 2
Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Internet

Biện pháp kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp nghi mắc bệnh có thể xâm nhập vào từ các khu vực có lưu hành bệnh trên thế giới.

- Hướng dẫn và tổ chức cho nhân viên y tế, đặc biệt là người làm việc tại khu vực cửa khẩu về các quy định giám sát, kiểm soát, xử lý phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Lassa, Ebola và Marburg. Nhân viên phòng xét nghiệm phải được tập huấn định kỳ về an toàn sinh học đối với các vi rút thuộc nhóm bệnh này. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ cá nhân có độ an toàn sinh học cấp 3 cho nhân viên y tế khi tiếp xúc, làm việc với tác nhân nghi là vi rút Lassa, Ebola và Marburg.

- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng để có những hiểu biết cơ bản nhất và cách phòng chống khi có nguy cơ cảnh báo về khả năng xâm nhập của các vi rút Lassa, Ebola, Marburg.

Lạng Sơn: 20 người liên tục đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nghi ngộ độc sau khi ăn hạt lạ

Các bác sĩ xác định đây là hạt của cây trẩu, có chứa chất độc Saponosid. Hạt trẩu có chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc dùng làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.

TIN MỚI NHẤT