Trà sữa tốt không, uống thế nào cho đúng?

Sức khỏe 06/11/2023 06:05

Uống trà sữa mỗi ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Thức uống này từng bị lên án vì được cho gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Trà sữa là một loại thức uống cực kì phổ biến Việt Nam. Hiện nay, không ít trẻ em và người lớn thừa nhận mình ''nghiện'' loại thức uống này bởi hương vị hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, loại đồ uống này được cảnh báo có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mất ngủ, béo phì, nổi mụn, nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí là vô sinh. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Trà sữa tốt không, uống thế nào cho đúng? - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều thương hiệu hay quán bán trà sữa ra đời. Nếu như uống trà sữa tại các địa chỉ không uy tín, những hàng quán sử dụng nguyên liệu không an toàn, nguy cơ gây hại sức khỏe là rất lớn. Thế nhưng, nếu chọn mua trà sữa tại những thương hiệu đáng tin cậy, đồng thời uống trà sữa ở mức độ hợp lý thì thức uống này vẫn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Cấp nước cho cơ thể

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nathalie Rhone (Mỹ), trà chứa caffein là "một nguồn bổ sung nước", tạo ra các phản ứng hydrat hóa trong cơ thể và không gây hại. Theo trung tâm chăm sóc sức khỏe One Medical, hydrat hóa giữ cho cơ thể bạn mát mẻ, giúp cơ và khớp hoạt động tốt hơn, đồng thời làm sạch chất thải từ thận.

Tuy nhiên, trà sữa trân châu không thể thay thế hoàn toàn nước lọc. Mỗi người vẫn nên cố gắng uống khoảng tám ly nước mỗi ngày.

Giảm căng thẳng, nạp năng lượng cho cơ thể

Trà sữa thường có chứa một lượng caffein nhất định giúp tăng năng lượng, sự tỉnh táo. Theo các nghiên cứu, khi hóa chất gọi là adenosine liên kết với các thụ thể A1 trong cơ thể, nó có tác dụng thư giãn, gây buồn ngủ. Khi nạp caffein, một chất kích thích, ngăn chặn sự ràng buộc này diễn ra, từ đó giúp bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng uống nhiều caffein thường xuyên có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm đau đầu và lo lắng khi bạn đột ngột ngừng tiêu thụ cùng một lượng caffein cơ thể đã quen.

Trà sữa tốt không, uống thế nào cho đúng? - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Ngoài caffein, đường có trong trà sữa trân châu là một loại carbohydrate đơn giản được cơ thể phân hủy nhanh chóng để sử dụng làm năng lượng. Như vậy, trà sữa trân châu cung cấp năng lượng tạm thời, giúp đánh bại cơn uể oải, làm cho cơ thể khỏe hơn.

Ngăn ngừa các vết ố trên răng

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Vệ sinh Nha khoa Quốc tế cho thấy thêm sữa vào trà có thể giúp duy trì nụ cười trắng sáng hơn.

Theo đó, khi kết hợp trà và sữa với nhau, casein (một hóa chất có trong sữa) liên kết hóa học với các hóa chất gây ố vàng trong trà và ngăn chặn quá trình ố vàng.

Hạ huyết áp

Trà sữa trà xanh là một loại thức uống tốt cho người mắc bệnh huyết áp. Khi sử dụng trà sữa có thành phần trà xanh, chỉ số huyết áp sẽ giảm xuống đồng thời các cholesterol xấu cũng giảm theo. Đây là lý do uống trà sữa có thể ngăn ngừa một số bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giảm nguy cơ ung thư

Trong thành phần của trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại. Đồng thời trà xanh còn làm giảm nguy cơ ung thư gan, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư trực tràng, do thành phần selen có bên trong.

Tuy nhiên không phải công thức trà sữa nào cũng xuất hiện trà xanh nên công dụng này có thể thay đổi nếu công thức pha chế thay đổi.

Điều hòa đường ruột

Những hạt trân châu làm từ bột sắn trong trà sữa trân châu góp phần không nhỏ trong quá trình điều hòa đường ruột do bột sắn là nguồn cung cấp tinh bột kháng tự nhiên, có chức năng như chất xơ trong hệ tiêu hóa.

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Sinh lý tế bào và Hóa sinh lập luận rằng tinh bột kháng có thể giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, "ngôi nhà" thực sự của vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Theo báo cáo, những loại tinh bột kháng này khuyến khích vi khuẩn có lợi sinh sôi và phát triển.

Trà sữa tốt không, uống thế nào cho đúng? - Ảnh 3
Ảnh minh họa.

Dù trà sữa có những lợi ích nhất định nhưng không nên lạm dụng loại đồ uống này. Không ít bạn trẻ mỗi ngày uống 2 - 3 ly trà sữa là quá nhiều, nguy cơ gây béo phì, đái tháo đường. Nếu muốn uống trà sữa thì nên giảm lượng đường, chọn ly nhỏ, chọn thương hiệu uy tín, kết hợp với luyện tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống trong ngày.

Ví dụ đã uống trà sữa thì sau đó không uống các loại nước ngọt khác, uống đủ lượng nước lọc trong ngày. Không nên uống quá 1 ly trà sữa một ngày và cách ngày uống 1 lần sẽ tốt hơn.

(Theo Healthline)

Thêm đường vào trà và cà phê có hại cho sức khỏe không: Chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ!

Một nghiên cứu cho biết có kết quả mới về tác động đến sức khỏe tổng thể của cơ thể khi thêm đường vào trà hoặc cà phê có thể khiến bạn bất ngờ.

TIN MỚI NHẤT