Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh chẩm 

Sức khỏe 21/02/2020 05:48

Đau dây thần kinh chẩm là hiện tượng 2 dây thần kinh tại đốt sống cổ bị viêm hoặc bị chấn thương. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. 

Đau dây thần kinh chẩm có lẽ còn rất xa lạ đối với nhiều người, đôi khi còn gây ra nhầm lẫn với các triệu chứng đau đầu khác. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh chẩm hiệu quả.

Dau day than kinh cham
Đau dây thần kinh chẩm - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau dây thần kinh chẩm 

Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi có áp lực hoặc kích thích lên dây thần kinh chẩm, có thể do các chấn thương, viêm dây thần kinh hoặc các khối u. Đôi khi, không có một nguyên nhân cụ thể và rõ ràng nào dẫn đến hiện tượng đau dây thần kinh chẩm. 

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau dây thần kinh chẩm như:

  • Chấn thương ở phía sau đầu
  • Viêm xương khớp 
  • Xuất hiện các khối u ở cổ
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh Gout
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm mạch máu
  • Thay đổi thoái hóa cột sống cổ
Dau day than kinh cham 1
Đau dây thần kinh chẩm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh chẩm 

Đau dây thần kinh chẩm có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như: 

  • Đau rát, nhức hoặc đau nhói thường bắt đầu từ nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
  • Bị giật dây thần kinh trên đầu
  • Đau sau mắt
  • Đau dây thần kinh sau gáy 
  • Đau dây thần kinh đầu bên trái 
  • Cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng 
  • Đau da đầu, thậm chí khi chải tóc cũng có cảm giác đau
  • Cử động cổ thấy đau
Dau day than kinh cham 2
Đau rát, nhức là triệu chứng của đau dây thần kinh chẩm - Ảnh minh họa: Internet

Vậy đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không? Câu trả lời là bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng xong căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Người bị đau dây thần kinh chẩm sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, không có khả năng tập trung trong công việc, sinh hoạt trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế khi đau dây thần kinh chẩm kèm theo các dấu hiệu như đau đầu đột ngột, dữ dội; hàm dưới không cử động; sốt cao, buồn nôn, nôn; lú lẫn; hôn mê; co giật… Đó có thể là những triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng cần được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Các biện pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm 

Để có cách điều trị phù hợp với căn bệnh đau dây thần kinh chẩm, các bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những câu hỏi về tiền sử bệnh hoặc những thương tích mà người bệnh có thể gặp phải. Bác sĩ sẽ ấn mạnh vào phía sau đầu của người bệnh để xem phản ứng của người bệnh như thế nào.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm:

  • Chụp cộng hưởng từ: Để kiểm tra xem có sự chèn ép tủy sống từ xương, đĩa đệm hoặc có máu tụ.
  • Chụp CT Scan: Kiểm tra hình dạng và kích thước của ống sống, các thành phần và cấu trúc xung quanh của ống sống.
Dau day than kinh cham 3
Chụp cộng hưởng từ kiểm tra ống sống - Ảnh minh họa: Internet

Để chữa đau dây thần kinh chẩm, trước tiên bác sĩ sẽ cho người bệnh áp dụng thử một số biện pháp giảm đau như: 

  • Sử dụng túi nhiệt chườm ở cổ
  • Nghỉ ngơi, không vận động
  • Massage cơ cổ
  • Sử dụng các thuốc chống viêm 
Dau day than kinh cham 4
Massage giảm đau dây thần kinh chẩm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu áp dụng những biện pháp trên mà người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với một số thành phần như: 

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống động kinh 
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Phong bế thần kinh 

Đôi khi, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với người bị đau dây thần kinh chẩm, một số phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng như:

  • Phẫu thuật giải đè ép vi mạch: Là việc xác định các mạch máu có thể chèn ép các dây thần kinh và tách chúng ra khỏi điểm chèn ép. Việc này sẽ giúp cho dây thần kinh được phục hồi, người bệnh không còn cảm giác đau.
  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Dùng máy gây kích thích thần kinh đưa xung điện tới dây thần kinh chẩm. Trong trường hợp này, các xung điện có thể giúp chặn các tín hiệu đau đến não.

Biện pháp phòng đau dây thần kinh chẩm 

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học..
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày, hạn chế hoặc không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích có hại.
  • Không lao động quá sức, không mang vác các vật nặng đè lên vai và cổ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp hệ cơ xương khớp luôn chắc khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Nằm đúng cách khi ngủ, không gối đầu quá cao.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý, từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả.
Dau day than kinh cham 5
Thường xuyên tập thể dục phòng ngừa đau dây thần kinh chẩm - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nội dung tìm hiểu về bệnh đau dây thần kinh chẩm. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng song nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Hy vọng qua những thông tin của bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ được căn bệnh này và biết cách phòng ngừa, cũng như áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, hiệu quả. 

Đau đầu buồn nôn khó thở là bệnh gì và cách điều trị

Đau đầu buồn nôn khó thở là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải các triệu chứng này, mong muốn tìm ra bệnh và có phương pháp điều trị hữu hiệu.

TIN MỚI NHẤT