Dạo gần đây việc trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu hậu COVID-19 và câu hỏi được đặt ra là '' Khi nào cần phải đi khám ngay ?
- Tin vui: Số ca COVID-19 ghi nhận trong sáng 26/3 thấp nhất trong 3 tuần vừa qua
- Hà Nội: Ghi nhận 10.803 trường hợp F0, trong đó có 4.103 ca cộng đồng và 6.700 ca đã cách ly
Theo VTC News, thời gian gần đây số ca trẻ em mắc phải Covid 19 ở nước ta đang ngày một tăng cao. Mặc dù tỷ lệ trẻ em bị nhiễm nặng so với người lớn là rất ít. Cụ thể hơn là có rất ít trường hợp các em nhỏ phải nhập viện hay phải sử dụng bình thở oxy. Tuy nhiên, điều mà các bậc phụ huynh lo sợ nhất vào lúc này chính là con của mình xuất hiện những di chứng hậu Covid 19 để lại như ho, rối loạn hành vi hoặc thậm chí mất đi vị giác...
Hiện tại, bộ y tế vẫn chưa thể định hình cụ thể các di chứng hậu covid19. Vì ở mỗi người thường có những di chứng để lại hoàn toàn khác nhau và rất khó để có thể tổng hợp được hết lại. Dẫu vậy, thì các bậc phụ huynh cũng nên chuẩn bị cho mình những kiến thức về điều này, nhất là đối với các hộ gia đình đang có con em mắc phải Covid.
Mới đây nhất, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, với trẻ em đã có những lời giải thích về hậu COVID-19 như sau. Theo đó ''Hậu COVID 19'' là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài (như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) trẻ gặp phải sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.
PGS.TS Trần Minh Điển cho rằng, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác...
“Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19. Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện”- PGS. Trần Minh Điển cho biết.
Vậy khi nào thì nên dẫn con em đi khám sau thời kỳ hậu Covid 19?
Theo VOV, cách để các bậc phụ huynh sớm nhận biết để đưa con em mình đi khám là trong khoảng 4- 12 tuần đầu tiên sau khi bị bệnh, cha mẹ cần hướng trẻ đến lối sống lành mạnh để giúp cải thiện các triệu chứng. Nếu sau khoảng thời gian đó, mà sức khỏe của trẻ vẫn không có gì chuyển biến thì các cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa con em mình đi khám nhanh nhất có thể.
Hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine COVID-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc COVID-19, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời.