Lời khuyên sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội có đáng tin?

Sức khỏe 02/04/2023 07:18

Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên sử dụng các hình thức hỗ trợ sức khỏe tâm trên các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và YouTube. Cùng tìm hiểu xem chúng có thật sự hữu ích không nhé!

Trên TikTok, hashtag #mentalhealth thu được hơn 75 tỷ lượt truy cập. Trên Instagram cũng thu được hơn 46,3 triệu bài đăng và YouTube có hơn 150.000 kênh có gắn hashtag tương tự.

 

Lời khuyên sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội có đáng tin?  - Ảnh 1

 

Nội dung có thể khiến mọi người cảm thấy bớt lo âu 

 

Một trong những thay đổi lớn nhất do mạng xã hội mang lại là cách chúng ta có thể thoải mái nói về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình. Mọi người cởi mở và trung thực chia sẻ về những khó khăn của họ. Micheline Maalouf, cố vấn sức khỏe tâm thần tại Florida cho biết cô đã thấy những thay đổi lớn giữ các thành viên trong gia đình khi họ nói chuyện về sức khỏe tinh thần. Maalouf cũng là người hay chia sẻ những lời khuyên, mẹo về sức khỏe tinh thần với hơn một triệu người theo dõi trên TikTok.

 

Các trang mạng xã hội đang bình thường hóa nhu cầu trị liệu, điều này có thể giúp những người khác cảm thấy thoải mái khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ ai đó. Raquel Martin, nhà tâm lý học và là trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang Tennessee cho biết một điểm tích cực khác lâmf các nền tảng này mang lại là cho phép chia sẻ thông tin về sức khỏe tinh thần theo nhiều cách khác nhau. 

  

'Bãi mìn' của những thông tin sai lệch

 

Mặt khác, việc sử dụng mạng xã hội như một nguồn tài nguyên sức khỏe tinh thần cũng vô tình mở ra cơ hội cho những thông tin sai lệch 'lên ngôi'.

 

Có rất nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội, chủ yếu từ những cá nhân chưa qua đào tạo, thậm chí là những chuyên gia hàng đầu. Theo một nghiên cứu gần đây cho biết có đến 83,7% lời khuyên về sức khỏe tinh thần trên TikTok là sai lệch. Trong khi đó có 14,2% video có khả năng gây hại cho bạn. Chúng ta với tư cách là người dùng thông tin trực tuyến phải tỉnh táo và thận trọng hơn bao giờ hết.

 

Ngày càng có nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ, bắt đầu tự chẩn đoán bệnh tình dựa trên những mẩu thông tin trên mạng xã hội. Theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 33% Gen Z tin tưởng TikTok hơn cả bác sĩ. Trong khi đó có 44% số người dùng tin vào YouTube trước khi tìm đến bác sĩ Chuyên gia cho biết chẩn đoán sức khỏe tinh thần rất phức tạp và có nhiều triệu chứng rối loạn chồng chéo. Vì vậy, rất khó để đưa ra chẩn đoán chuẩn nhất.

 

Lời khuyên sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội có đáng tin?  - Ảnh 2

 

 

Cách sàng lọc lời khuyên về sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội

 

Tìm thông tin chính xác của người tạo nội dung: Hãy xem hồ sơ của họ và xem họ có những bằng cấp hợp quy chuẩn hay không.

 

Kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn: Bạn nên dành một chút thời gian để kiểm tra nguồn thông tin bằng cách xác minh các tài liệu tham khảo và trích dẫn có trong nội dung liên quan. Nếu bạn muốn nghiên cứu thêm về một chủ đề cụ thể liên quan đến sức khỏe tinh thần, hãy truy cập các trang web nổi tiếng ví dụ như Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Liên minh Quốc gia về sức khỏe tinh thần, Understood.org, v.v.).

 

Tránh những người nói chuyện quá khích hoặc sáo rỗng: Hầu hết các bác sĩ lâm sàng tránh sử dụng những từ như 'luôn luôn' hoặc 'không bao giờ' bởi vì đó là những thuật ngữ mang tính tuyệt đối. Đừng cho rằng ai đó nói đúng chỉ vì họ có một loại chứng chỉ nhất định. 

 

Lời khuyên sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội có đáng tin?  - Ảnh 3

 

Sức khỏe tinh thần là một vấn đề phức tạp và có nhiều sắc thái. Không có chẩn đoán chung cho tất cả và không có biện pháp can thiệp hay mẹo nào phù hợp cho tất cả vì không phải ai cũng trải qua mọi thứ theo cách giống nhau. Bạn nên nhớ rằng bạn sẽ không thu được tất cả câu trả lời chỉ từ một video hoặc bài đăng. Vậy nên bạn chỉ nên xem chúng như một bài tham khảo và đến gặp chuyên gia khi cần thiết nhé.

 

Theo Forbes 

Nóng: TP.HCM chỉ đạo khẩn công tác ứng phó bệnh Marburg truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine phòng hay thuốc chữa

Công văn khẩn TP.HCM đã chỉ đạo yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg,hiện chưa có vaccine phòng hay thuốc chữa, tỷ lệ tử vong lên đến 88%。

TIN MỚI NHẤT