Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách, an toàn và nhanh chóng

Sức khỏe 20/10/2022 16:10

Chúng ta thường nghĩ đơn giản rằng tai bẩn thì dùng bông ngoáy tai thế là xong. Tuy nhiên nếu như bạn vệ sinh tai sai cách thì có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm như chày xước, chảy máu niêm mạc tai, thủng màng nhĩ, viêm tai, nhiễm trùng ống tai… Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nắm được cách vệ sinh tai đúng cách, tránh gây ra những nguy hiểm không đáng có với tai của mình.

Nội dung bài viết

Khi nào chúng ta nên vệ sinh tai?

Vệ sinh tai đúng cách là việc làm cần thiết khi trong tai bạn xuất hiện quá nhiều ráy tai. Ráy tai là chất được tiết ra nhằm bảo vệ và giữ độ ẩm cho đôi tai của bạn. Không chỉ vậy, ráy tai còn hoạt động như một bộ lọc giúp cho vi khuẩn không xâm nhập vào sâu bên trong tai. Những hoạt động của cơ hàm và các cử động nhai sẽ làm ráy tai dần dần di chuyển một cách tự nhiên ra bên ngoài.

Bình thường thì rất nhiều người cho rằng việc trong tai có ráy tai chứng tỏ là tai mình không sạch, và việc lấy ráy tai là việc nên làm thường xuyên, thậm chí là dùng bông ngoáy tai mỗi ngày để tai mình luôn sạch sẽ. Tuy nhiên việc làm này là không cần thiết. Theo các chuyên gia, chỉ khi nào ráy tai hình thành quá nhiều, bít lỗ tai, ảnh hưởng đến khả năng nghe hoặc gây cảm giác khó chịu thì bạn mới cần phải tiến hành lấy ráy tai thôi.

ve-sinh-tai-dung-cach-1
Không cần thiết phải lấy ráy tai mỗi ngày!

Các dấu hiệu chứng tỏ bạn cần phải vệ sinh tai, lấy ráy tai đó là:

- Bạn cảm thấy ngứa tai.

- Khả năng nghe không tốt, cảm giác như tai bị bít.

- Có cảm giác ù tai hoặc tai có mùi khó chịu.

Thông thường, những người thường xuyên sử dụng tai nghe, máy trợ thính, nút bịt tai,… thì sẽ dễ tích tụ ráy tai nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người cao tuổi và người có cấu tạo ống tai đặc biệt cũng có thể khiến ráy tai khó tự tìm đường ra, gây tích tụ ráy tai nhiều hơn.

ve-sinh-tai-dung-cach-2
Để tránh gây tổn thương tai thì không nên dùng tay ngoáy tai!

Nếu có những dấu hiệu ở trên, chứng tỏ là tai bạn đang bị ráy tai quá nhiều, gây nút tai và đây là lúc bạn cần làm sạch tai của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải biết vệ sinh tai đúng cách, bởi có rất nhiều trường hợp chỉ vì lấy ráy tai sai cách mà gây thủng màng nhĩ, viêm tai,.. và nhiều hậu quả đáng tiếc khác nữa. Vậy vệ sinh tai thế nào cho đúng?

Thế nào là vệ sinh tai đúng cách?

Dưới đây là những cách vệ sinh tai đúng cách, không gây tổn hại cho màng nhĩ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Dùng vải mềm lau sạch tai

Bạn có thể dùng một miếng vải mỏng, mềm, thấm một chút nước sạch hoặc nước muối sinh lý vừa đủ ấm, rồi dùng vải bao ngoài ngón tay, sau đó tiến hành nhẹ nhàng lau sạch vùng tai bên ngoài. Khi lau tai lưu ý không nên dùng lực quá mạnh, tránh làm xước hoặc gây hại cho tai.

2. Làm mềm ráy tai bằng dung dịch

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ tai mà không cần kê đơn như dầu khoáng, glycerin, hydrogen peroxide, nước muối sinh lý,... để làm mềm ráy tai, giúp dễ dàng lấy ráy tai ra khỏi tai.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần nhỏ vài giọt một trong các loại dung dịch này vào tai, sau đó đợi khoảng 3-5 phút thì làm sạch tai, bạn có thể sử dụng khăn mềm, bông ngoáy tai hoặc dụng cụ chuyên dụng để gắp ráy tai ra nếu cục ráy tai quá to, đồng thời, hãy tuân thủ đúng như hướng dẫn trên nhãn thuốc nhé.

ve-sinh-tai-dung-cach-3
Nhỏ dung dịch nước muối ấm để làm mềm ráy tai!

3. Bơm nước vào tai để đẩy ráy tai ra khỏi tai

Với biện pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc ống tiêm (hay xi-lanh) sạch để bơm nước vào tai. Tiến hành bơm vào một lượng nước sạch hoặc nước muối sinh lý có độ ấm khoảng 30 độ, tương đương với nhiệt độ cơ thể. Lưu ý nên bớm với lực vừa phải, tránh bơm quá mạnh kẻo ảnh hưởng tới màng nhĩ.

ve-sinh-tai-dung-cach-4
Bơm nước muối sinh lý để làm sạch tai - Ảnh minh họa: Internet

Sau đó, bạn chỉ việc nghiêng đầu xuống để tai thấp xuống, cho dòng nước chảy ra ngoài kèm theo ráy tai. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu trước đó bạn áp dụng biện pháp làm mềm ráy tai trước đó tầm 15 phút. 

Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ

Người lớn chúng ta có thể tự vệ sinh tai cho mình dễ dàng nhưng trẻ nhỏ thì lại khác. Cha mẹ cũng cần nắm được cách vệ sinh tai cho trẻ, tránh cho những tổn thương đáng tiếc vì tai trẻ rễ tổn thương hơn tai của chúng ta rất nhiều:

- Với những trẻ bình thường, không bị viêm tai giữa thì thỉnh thoảng mẹ có thể dùng khăn mềm sạch hoặc bông tai loại mềm dành cho trẻ em để lau phần ống tai ngoài của trẻ, không cần thiết phải cho bông ngoáy tai vào sâu trong tai trẻ để lấy ráy tai.

- Với những trẻ bị viêm tai giữa thì cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ, bằng cách dùng một chiếc khăn vải mềm lau xung quanh vành tai của trẻ, sau đó xoắn nhẹ góc khăn và nhẹ nhàng lau sạch phần ống tai ngoài. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào trong tai trẻ.

- Ngoài cách làm trên, mẹ cũng có thể áp dụng cách vệ sinh tai bằng nước muối để giúp tai trẻ sạch sẽ, khô thoáng hơn. Mẹ chỉ cần dùng một lọ nước muối sinh lý, ngâm vào trong cốc nước ấm khoảng 5 phút trước khi sử dụng, sau đó hỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ rồi đặt trẻ nằm nghiêng, sao cho tai vừa nhỏ nước muối nghiêng xuống dưới, cho dịch viêm theo nước muối chảy ra. Cuối cùng, mẹ dùng khăn mềm và tăm bông để ở ống tai ngoài để thấm hút dịch, rồi nhẹ nhàng lau vùng ống tai ngoài cho trẻ là được nhé. 

ve-sinh-tai-dung-cach-5
Dùng bông ngoáy tai lau vùng ống tai ngoài cho trẻ!

Ngoài ra, mẹ lưu ý không nên vì muốn tai con sạch mà dùng bông ngoáy tai ngoáy vào phía trong tai của con nhiều lần, việc làm này có thể làm tổn thương màng nhĩ của bé.

Những điều không nên làm với đôi tai của bạn

Để giữ cho đôi tai của bạn không bị tổn thương, không gặp phải những rắc rối không đáng có thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Không nên ngoáy tai nhiều và thường xuyên: Như đã nói ở trên, việc ngoáy tai nhiều và thường xuyên có thể làm cho ráy tai rơi sâu hơn vào phía trong tai, gây tích tụ ráy tai nhiều dẫn đến bị nút tai. Từ đó có thể gây khó nghe, ngứa và viêm nhiễm trong ống tai.

- Những ai có thói quen lấy ráy tai, vệ sinh tai tại những tiệm cắt tóc, gội đầu thì cần chú ý về dụng cụ sử dụng để tránh lây nhiễm bệnh da liễu hoặc các bệnh lây truyền qua đường máu nếu không may bị trầy xước.

- Bên cạnh đó, không nên đeo tai nghe quá nhiều và liên tục, cũng không nên để âm lượng tai nghe quá lớn, kẻo làm ảnh hưởng tới thính lực, cũng làm cho tai không tự đào thải được chất bẩn ra bên ngoài.

ve-sinh-tai-dung-cach-6
Không nên đeo tai nghe quá nhiều và liên tục!

- Không nên cho bất cứ vật lạ gì vào trong tai vì có thể rơi dị vật và sâu trong tai, không lấy ra được dễ gây ra viêm, nhiễm, làm thủng màng nhĩ và các biến chứng nguy hiểm khác.

- Hạn chế ở trong môi trường có tiếng ồn, khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn cần phải có thiết bị để nút tai, bảo vệ tai.

- Ngoài ra, khi tai bạn xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào bất thường ở tai như ù tai, thính lực giảm sút, chảy nước, nhức tai, đau tai,… thì nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là tổng hợp những cách vệ sinh tai đúng cách, giúp tai bạn sạch sẽ mà vẫn an toàn, không sợ tai gặp phải tổn thương hay nguy hiểm gì. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ giúp ích được cho bạn trong việc bảo vệ đôi tai sạch đẹp của mình nhé!

Plank và những lưu ý về động tác mà bạn cần lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Plank vốn là bài tập vô cùng quen thuộc với công hiệu đốt mỡ, săn chắc cơ tuyệt vời mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian!

TIN MỚI NHẤT