Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở

Sống khỏe 29/01/2019 05:15

Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở của bạn. Các triệu chứng của 2 bệnh này khá giống nhau nên không ít người gặp nhầm lẫn trong quá trình phân biệt.

William Schaffner, chuyên gia y khoa về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Vanderbilt ở Nashville cho biết, người bệnh thường khó phân biệt viêm phổi với viêm phế quản do các triệu chứng của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, hai chứng bệnh này vẫn có một vài điểm khác biệt.

Xét về vị trí, viêm phổi tác động tới các túi khí ở phổi trong khi viêm phế quản lại gây ảnh hưởng xấu tới ống dẫn phế quản. Bộ phận này hoạt động như đường lưu thông không khí trong phổi.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở - Ảnh 1

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác như cảm lạnh hoặc cúm cũng bắt nguồn từ loại virus này. Ephraim L. Tsalik, chuyên gia y khoa kiêm tiến sĩ khoa nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Duke Health ở Durham, North Carolina giải thích, ở một số người, tác nhân gây cảm lạnh và viêm phế quản là một. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh này nếu tiếp xúc với người bị cảm lạnh.

Virus viêm phế quản có khả năng lây lan giống virus cảm lạnh. Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là ho. Người bệnh cũng có thể ho ra chất nhầy trắng hoặc có màu, sốt, mệt mỏi và khó thở. Bệnh viêm phế quản thường khỏi sau một tuần hoặc 10 ngày điều trị. Dù vậy, triệu chứng ho vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian sau đó.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở - Ảnh 2

Vì khả năng lây lan mạnh mẽ nên việc điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh không hiệu quả. Bạn có thể làm giảm một số triệu chứng nhờ các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Ngoài ra, sử dụng máy tạo độ ẩm, uống trà mật ong hoặc nước ấm cũng giúp làm dịu cơn ho.

Khác viêm phế quản, viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn gây nên, mặc dù virus và nấm cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các vi khuẩn sẽ tấn công, lấp đầy ống phế quản, nhanh chóng xâm nhập vào phổi của người bệnh và gây viêm nhiễm tế bào.

Vi khuẩn viêm phổi có thể tác động tới một hoặc cả hai lá phổi. Chúng cũng có khả năng trú ngụ trong những khu vực lớn và nhỏ của bộ phận này. Vi khuẩn càng tác động tới nhiều khu vực thì bệnh càng nghiêm trọng.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở - Ảnh 3

Các triệu chứng viêm phổi có thể tương tự như viêm phế quản, dù có một vài điểm khác biệt. Chuyên gia Tsalik khuyến cáo, bạn nên lưu ý các dấu hiệu bao gồm sốt cao, sụt cân do giảm cảm giác thèm ăn và tức ngực.

Mọi người khó thể phân biệt hai bệnh này dựa trên màu sắc của dịch nhầy người bệnh ho ra. Tuy nhiên, nhìn chung, thời gian mắc viêm phổi kéo dài hơn viêm phế quản. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị viêm phổi do vi khuẩn gây nên trong khi áp dụng liệu pháp kháng virus phù hợp hơn đối với người mắc bệnh do virus.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm phổi ảnh hưởng lớn tới khả năng hoạt động của phổi và gây khó thở. Tiến sĩ Schaffner cho biết, người bệnh có thể bị "khát" không khí và không có đủ oxy để thở.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở - Ảnh 4

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tạo ra vacxin có khả năng ngăn ngừa một loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi. Loại vacxin này được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi và người có tiền sử mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính nhất định.

Theo tiến sĩ Schaffner, đây là tin vui và quan trọng đối với những người sở hữu sức đề kháng kém. Ngay cả những người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn người bình thường.

Thông thường, viêm phổi và viêm phế quản là hai tình trạng sức khỏe riêng biệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng lại có liên quan với nhau nhờ việc cùng chung tác nhân gây bệnh. Tiến sĩ Schaffner giải thích, sốt gây suy nhược và tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng vượt qua hàng rào bảo vệ sức khỏe của cơ thể.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản - 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở - Ảnh 5

Virus viêm phế quản không lây nhiễm như nhiều người thường nghĩ. Tuy có khả năng lây lan, chúng không nhất thiết có thể phát triển thành bệnh. Nói cách khác, một số người nhiễm virus này chỉ bị cảm lạnh thay vì mắc viêm phế quản.

Đối với viêm phổi, bạn có thể không mắc bệnh dù các vi khuẩn vẫn đang trú ngụ trong cổ họng. Khi tiếp xúc với người khác thông cử chỉ thân thiết như ôm hôn, bạn có thể lan truyền mầm bệnh sang người đó. Tuy nhiên, giống viêm phế quản, virus viêm phổi không phải lúc nào cũng có khả năng gây bệnh.

Nếu gặp phải các triệu chứng như sốt cao, khó thở, ho ra mủ hoặc cục máu, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Các chuyên gia có thể yêu cầu chụp X-quang để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Cẩn thận nếu thấy cục hạch sau tai vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư

Đừng chủ quan xem thường nếu bất ngờ gặp phải dấu hiệu này vì nhiều khả năng nó có thể ngầm cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, u nang hay nhiễm trùng...

TIN MỚI NHẤT