Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sống khỏe 01/03/2020 09:28

Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn là căn bệnh khá phổ biến và ít nhất chúng ta đã gặp một vài lần trong đời tùy mức độ từ nhẹ đến nặng. Căn bệnh này có những triệu chứng gì, cách chữa trị ra sao, khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? Sau đây là những giải đáp chi tiết nhất.

1. Nhiễm trùng đường ruột là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Khi nhiều vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột qua thực phẩm, các yếu tố ngoại vi hay do sức đề kháng suy yếu sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Mức độ nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra. Cần nắm rõ nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để tránh những biến chứng xấu do bệnh gây ra.

+ Triệu chứng

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 1

Nhiễm trùng đường ruột do sự xâm nhập của vi sinh vật, các yếu tố ngoại vi hay do sức đề kháng suy yếu 

Ở giai đoạn khởi phát bệnh, bệnh nhân thường nôn, khó chịu ở dạ dày, đau bụng nhẹ, có thể tiêu chảy kèm theo sốt. Vào giai đoạn bệnh toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu bị tiêu chảy một cách dữ dội, có thể đi đại tiện 20-50 lần / ngày. Phân có mùi hôi, tanh, khó chịu, không lẫn máu, lúc này bệnh nhân nôn rất nhiều. Do bị nôn và tiêu chảy cùng một lúc nên bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể gầy gò, hốc hác, thiếu sức sống và thân nhiệt hạ thấp.

+ Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng đường ruột là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng. Nguyên nhân này cũng do một phần cơ địa của người bệnh yếu nên vi khuẩn dễ tấn công. 

Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chín. Thịt cá chứa tụ khuẩn cầu gây tiêu chảy, lâu dần gây viêm ruột. Dùng nhiều rau sống bị nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Nguồn nước bị ô nhiễm. Vệ sinh chân tay kém trước và sau khi ăn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 2
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng đường ruột là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng

2. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột hiệu quả

Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột có thể tự khỏi bệnh sau một vài ngày, nhưng những trường hợp bệnh nặng cần có sự can thiệp của các phương pháp y học.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng gây bệnh và tiến hành chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột ở cấp độ ra sao và dùng các thuốc kháng viêm, kháng sinh làm lành các tổn thương do nhiễm trùng đường ruột gây ra.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 3
Với những trường hợp bệnh nặng cần có sự can thiệp của các phương pháp y học

3. Đường ruột kém nên ăn những thực phẩm gì?

Một câu hỏi hay được đặt ra là người lớn bị nhiễm trùng đường ruột nên bổ sung các loại thực phẩm gì trong khẩu phần ăn hằng ngày thì đây là câu trả lời.

- Bánh mì trắng, bánh bông lan

Hai loại thực phẩm trên có tính mềm, ít đường và nhiều dinh dưỡng giúp đường ruột dễ hấp thu hơn khi đang bị viêm nhiễm. Thay vì sử dụng các món nhiều đường, bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột có thể sử dụng bánh mì, bánh quy, bánh bông lan,… sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 4
Thay vì sử dụng các món nhiều đường, bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột có thể sử dụng bánh mì, bánh quy, bánh bông lan,…

- Nước cam và các loại nước ép trái cây

Cam giàu vitamin C và các dưỡng chất như carotene, vitamin C (87,6mg), tinh bột, canxi, kali, chất xơ,… Chất xơ hòa tan có trong cam rất tốt cho đường ruột. Sử dụng nước ép cam thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, tránh các vi khuẩn xâm hại vào đường ruột.

Thời điểm uống nước cam tốt nhất là uống sau khi ăn 1 – 2 giờ, không nên uống nước cam quá nhiều lần trong ngày và tuyệt đối tránh uống vào buổi tối gây áp lực lên dạ dày và đường ruột hơn.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 5
Dùng nước cam và các loại nước ép trái cây

- Các loại rau củ

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, đồng thời có tính kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, loại bỏ độc tố, máu độc cho cơ thể. Ăn nhiều các loại rau xanh như cải xoăn, cải bắp, súp lơ,… giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn, hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm khác tốt hơn, hạn chế được các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, chất xơ trong rau xanh còn có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị bệnh đại tràng co thắt.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 6
Ăn nhiều các loại rau xanh như cải xoăn, cải bắp, súp lơ,… giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn, hấp thu dinh dưỡng

4. Những thực phẩm không nên ăn khi bị nhiễm trùng đường ruột

Để tránh tình trạng nhiễm trùng đường ruột trở nên nghiêm trọng, bạn nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, các thực phẩm dễ sinh hơi. Không nên ăn quá no vào buổi tối, không ăn thực phẩm chứa nhiều đường vì sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây đau bụng và tiêu chảy. Đồng thời, người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm có nguy cơ dị ứng với cơ thể.

+ Tránh dùng sữa và các chế phẩm từ sữa

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 7
Sữa là thực phẩm bệnh nhân không nên sử dụng

Nếu sữa chua là loại thực phẩm bệnh nhân nhiễm trùng tiêu hóa thì sữa lại là thực phẩm không nên sử dụng. Khi muốn dùng sữa, người bệnh có thể thay thế sữa bò bằng các loại sữa khác như sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa óc chó… và nên sử dụng với lượng vừa phải để cơ thể có thể hấp thu tốt.

+ Kiêng ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, có thể làm giảm sức đề kháng của người bệnh. Nếu sử dụng các sản phẩm thịt và cá, mọi người nên chế biến bằng các phương pháp khác như luộc, hấp thay vì chiên rán thực phẩm.

+ Các loại chất kích thích

Người bị nhiễm trùng đường ruột tuyệt đối không nên ăn uống thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có cồn khác… bởi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc gây viêm loét dạ dày.

Khi nhiễm trùng đường ruột ăn sữa chua được không?

Nhiều người thắc mắc khi nhiễm trùng đường ruột có nên ăn sữa chua hay không thì câu trả lời hoàn toàn có thể. Nếu sữa có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, khó tiêu hóa thì sữa chua lại là một thực phẩm tốt cho bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột. Sữa chua giúp hệ tiêu hóa được bổ sung các lợi khuẩn, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 8
Sữa chua là thực phẩm tốt cho bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột

Lý giải cho điều này là vì trong đường ruột có sự cân bằng giữa hệ vi sinh vật phân giải protein và hệ vi sinh vật phân giải đường. Khi đường ruột bị nhiễm trùng khiến vi hệ mất cân bằng, việc bổ sung sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn là phương pháp cần thiết cho bệnh nhân nhiễm trùng.

5. Thực đơn cho người bị các bệnh về đường ruột

Xây dựng một thực đơn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường ruột hiệu quả. Thực tế thì mỗi người bệnh có tình trạng bệnh cũng như cơ địa khác nhau nên chế độ ăn cũng khác nhau. Khả năng hấp thu cũng khác nhau ở từng người nên không cần gượng ép thực đơn cố định sẽ làm mất sự ngon miệng và ăn uống kém hơn.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh 9
Xây dựng một thực đơn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường ruột hiệu quả

Bạn nên ghi chép lại các món mình đã ăn và chưa ăn trong ngày. Sau đó đánh dấu những món mà cơ thể dung nạp được, những món mà cơ thể cảm thấy không phù hợp. Sau đó chúng ta tự lựa chọn thực phẩm phù hợp và lên thực đơn hàng ngày cho mình theo tuần hoặc theo tháng.

Các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn phù hợp đối với tình trạng bệnh hiện tại của mình. Dù với thực đơn nào thì các thực phẩm bổ sung cũng cần phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ tốt nhất quá trình cải thiện bệnh.

Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng chúng sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài nếu không được điều trị dứt điểm. Nên có lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của độc giả về việc nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và nên tránh gì?

Cách chữa mụn nhọt ở mông, không cẩn thận sẽ bị nhiễm trùng huyết gây tử vong

Nhiều lời khuyên cho rằng tuyệt đối không được nặn mụn nhọt vì chúng sẽ để lại nhiều hệ quả không tốt, thậm chí là tử vong… Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách chữa mụn nhọt ở mông hiệu quả và an toàn nhất.

TIN MỚI NHẤT