6 điều cần biết về bênh tiểu đường loại 2

Sống khỏe 19/03/2022 17:03

Bệnh tiểu đường là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới và ở Hoa Kỳ.

Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng phổ biến nhất mà bạn có thể đã nghe nói đến, nhưng bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì chưa biết. Nghiên cứu liên tục trong những năm gần đây đã cải thiện chẩn đoán, điều trị và bổ sung kiến thức về bệnh tiểu đường loại 2, cho phép phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn. Dưới đây là 6 điều mọi người nên biết về bệnh tiểu đường loại 2.

Đây là một bệnh mãn tính và hiện chưa có cách chữa trị

Nói một cách đơn giản, bệnh tiểu đường là một tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn gặp vấn đề trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là do cơ thể không có khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Lúc này cơ thể của bạn không sản xuất đủ hoặc thiếu hụt insulin, hoặc các tế bào của cơ thể kháng thuốc và không thể sử dụng insulin hiệu quả. Nếu cơ thể bạn không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose - một loại đường đơn, thì nó sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao. 

Do sức đề kháng của tế bào, các tế bào khác nhau trong cơ thể bạn sẽ không nhận được năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường, gây ra các vấn đề khác. Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó sẽ kéo dài trong một thời gian dài. Hiện tại, không có cách chữa trị, vì vậy cần phải biết kiểm soát cẩn thận và dùng thuốc để giữ mức đường huyết trong mức độ an toàn.

6 điều cần biết về bênh tiểu đường loại 2 - Ảnh 1

 

Số lượng người bị tiểu đường đang  gia tăng, đặc biệt là giới trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh tiểu đường trên khắp thế giới đã tăng từ 108 triệu người năm 1980 lên 422 triệu người vào năm 2014, và bệnh tiểu đường loại 2 chiếm phần lớn trong trường hợp này. Điều đáng quan tâm hơn là bệnh tiểu đường loại 2 trước đây chỉ gặp ở người lớn nhưng hiện nay ngày càng được chẩn đoán phổ biến hơn ở cả người trẻ tuổi. Điều này có thể là do bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) cao hơn và béo phì - một vấn đề đang trở nên phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi ngày nay.

Mọi người thường thờ ơ với bệnh tiểu đường

Nhiều trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 không được chẩn đoán vì thiếu các triệu chứng hoặc vì mọi người không nhận ra chúng là do bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cảm giác đói và khát đôi khi khó xác định và thường phát triển trong một thời gian dài. Vì lý do này, điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bất kỳ ai từ 45 tuổi trở lên đều nên đi xét nghiệm bệnh tiểu đường, đặc biệt đối với những ai thừa cân. Nếu thừa cân và dưới 45 tuổi, bạn vẫn nên cân nhắc đi xét nghiệm, vì thừa cân là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời

Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Điều này cũng tương tự đối với những người lơ là trong việc kiểm soát  căn bệnh tiểu đường của họ. Bệnh tim mạch, bệnh về mắt do tiểu đường, bệnh thận, tổn thương thần kinh, tổn thương thính giác, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer là một trong những biến chứng chính mà những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể phải đối mặt. Vì vậy, duy trì theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp là cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu những nguy cơ này. Phát hiện và điều trị sớm, thực hiện lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Một số nhóm người dễ mắc bệnh tiểu đường

Người ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu được lý do tại sao bệnh tiểu đường xảy ra ở một số nhóm người nhất định chứ không phải những người khác, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một số nhóm người phải đối mặt với nguy cơ cao hơn. Những người có các đặc điểm sau đây có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người khác:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Mỡ tập trung chủ yếu ở phần bụng
  • Không hoạt động, tập thể dục ít hơn ba lần một tuần
  • Di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh
  • Người từng bị tiền tiểu đường
  • Người có tiền sử tiểu đường trong thời gian thai kỳ
  • Người có tiền sử kháng insulin, chẳng hạn như những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ, người đảo quốc Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á
  • 45 tuổi trở lên
  • những người có mức chất béo trung tính cao, mức cholesterol HDL thấp và những người có huyết áp cao

Chúng ta có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng một lối sống lành mạnh

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 là ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân của mình về các khả năng mà họ có thể phòng ngừa hoặc ít nhất là trì hoãn sự khởi phát của bệnh. Một số điều cơ bản bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thực hiện 30 phút hoạt động thể chất thường xuyên, cường độ vừa phải hàng ngày hoặc tập thể dục cường độ mạnh 3 ngày một tuần.
  • Hạn chế đồ uống có đường và chất béo bão hòa. Bổ sung nhiều trái cây và rau, đồng thời loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn đã được chẩn đoán và duy trì chăm sóc chân, thận, mạch máu và mắt để ngăn ngừa các biến chứng.
6 điều cần biết về bênh tiểu đường loại 2 - Ảnh 2

Lời khuyên từ chuyên gia

Nếu bạn đang vật lộn với việc thay đổi thói quen ăn uống của mình, đây là mẹo của Vadym Graifer, tác giả của “The Time Machine Diet”, một cuốn sách kể chi tiết về hành trình cá nhân của Graifer với bệnh tiểu đường loại 2 và cách anh ấy giảm 75 cân chỉ bằng cách thay đổi lối sống của mình : “Hãy chú ý đến việc thêm đường. Nó đang len lỏi trong chế độ ăn uống của chúng ta từ nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa một lượng đường nhất định. Dù cuộc sống của bạn có bận rộn đến đâu, hãy tìm cách chuẩn bị món ăn thay vì sử dụng các sản phẩm nhân tạo nhồi nhét với một đống hương liệu, chất tạo màu, chất nhũ hóa.”

Các chuyên gia cho rằng mọi người không nên chủ quan khi cho rằng một viên thuốc có thể giải quyết được tình trạng bệnh. “Mọi người nghĩ rằng vì bác sĩ của họ đã cho họ một loại thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu nên họ không còn bị tiểu đường nữa. Điều này là sai,”Tiến sĩ Suzanne Fuchs, bác sĩ chân khoa tích hợp, cho biết. "Những bệnh nhân này thường cảm thấy như thể họ có thể dùng thuốc và không thèm để ý đến những gì họ ăn hoặc chú ý đến việc tập thể dục.”

Matt Longjohn, nhân viên y tế quốc gia tại YMCA của Hoa Kỳ, cho biết thêm: “Có lẽ điều mà ít ai biết về bệnh tiểu đường loại 2 là những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh có thể phòng ngừa nó chỉ với việc giảm 5% trọng lượng cơ thể của họ."

Nếu tất cả chúng ta càng hiểu rõ về bệnh tiểu đường là gì thì mọi người sẽ càng chủ động bảo vệ được sức khỏe của mình và những người xung quanh. Tốt nhất là mỗi người nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa các loại bệnh không mong muốn và bảo vệ sức khỏe.

Các thói quen trước khi ngủ dành cho người bị bệnh tiểu đường

Quản lý bệnh tiểu đường là một công việc toàn thời gian, bởi vì tình trạng này không kết thúc như việc làm công sở lúc 5 giờ chiều. Khi bạn sẵn sàng nghỉ ngơi. Bạn phải duy trì thói quen kiểm tra đường huyết, uống thuốc, tập thể dục và ăn uống cả ngày để kiểm soát bệnh.

TIN MỚI NHẤT