Học một điều này thôi có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành

Phụ nữ yêu 19/11/2018 05:12

Tu tâm tất nhiên trước tiên phải tu đức, dưỡng thân trước tiên phải chế ngự được giận dữ.

Tu tâm tất nhiên trước tiên phải tu đức, dưỡng thân trước tiên phải chế ngự được giận dữ. Sống ở trên đời, biết khiêm cung nhường nhịn, lễ độ thì mới có khí chất. Có người nói, hỉ nộ ái ố là việc thường tình của con người, hàng ngày xảy đến biết bao nhiêu mâu thuẫn, có ai là không tự nhiên mà bộc phát sinh ra nóng giận cho được. Vậy mới cần đến tu tâm, mới cần đến học chữ nhẫn.

Sinh khí tức giận bất luận theo dưỡng sinh hay dưỡng tâm đều trăm hại không có một lợi. Người xưa có câu: “Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước trời cao biển rộng”. Một người nếu đạt tới trình độ khoan hòa rộng lượng, nhẫn nhục không biện, tự nhiên có thể rời xa thị phi, vô ưu vô lo, tiêu diêu tự tại trong nhân sinh. 

Học một điều này thôi có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Theo sách “Luận ngữ” có nói: “Nhỏ không đành lòng, việc lớn sẽ loạn”. Dân gian thường nhắc nhở: “Nhẫn có thể sinh trăm phúc, cũng sinh trăm điều tốt lành”. Trong cuộc đời này, việc khó khăn nhiều vô kể, việc đáng giận cũng là vô biên, không học được nhẫn thì ý phiền tâm loạn.

Chế ngự cơn giận, tâm bình khí hòa, lấy khoan dung thu phục lòng người, không thể phóng túng lửa nóng trong lòng, nếu không không chỉ tổn thương người khác mà còn tổn thương chính mình. Khi tức giận thì người khó chịu đầu tiên chính là bản thân, không phải đối phương.

Thêm vào đó, tức giận là nguồn cơn của bệnh tật, giận do khí mà sinh ra, tức giận bất bình, lửa giận bừng bừng phấn chấn sẽ dẫn tới khí huyết khô cạn, hỏa khí vượng, thương can hại thận. Bởi thế nên mới có câu: một chén cơm ăn không no bụng, một hơi khí giận có thể khiến người xanh cỏ. Tức giận sinh bệnh, chưa hại được người đã thiệt đến thân.

Học một điều này thôi có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nhân sinh không tránh khỏi phiền, nhưng cố gắng tránh được bao nhiêu thì tránh bấy nhiêu, nhẫn được bao nhiêu thì nhẫn bấy nhiêu. Nhẫn không phải là yếu hèn, trốn tránh, nhẫn là biết lấy lòng quân tử đối đãi kẻ tiểu nhân, biết phải trái đúng sai, biết tiến biết lui, không để mình lâm vào cảnh xáo xào, cự cãi, tranh giành vì chuyện không đáng.

Cảnh giới cao nhất của đời sống tinh thần chính là học được chữ nhẫn, biến binh đao thành hòa bình, biến mâu thuẫn thành hòa hợp, đó mới đích thực là lối hành xử, nguyên tắc đạo lý đúng mực.

Học một điều này thôi có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Chúng ta biết ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau. Hi vọng bài thơ dưới đây sẽ là bài học hay cho tất cả chúng ta.

TIN MỚI NHẤT