U máu trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Nuôi dạy con 22/02/2021 15:28

U máu trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp ở những năm đầu đời. Phần lớn các trường hợp u máu đều lành tính, tuy nhiên cũng có một số ít ác tính. Do đó điều trị sớm là cách bảo toàn tính mạng cho trẻ an toàn nhất. 

Biểu hiện của u máu ở trẻ sơ sinh rất rõ ràng. U máu thường xuất hiện dưới dạng một nốt sáng đỏ, có bề mặt giống quả dâu tây. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí thường gặp nhiều nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ. U máu trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những tuần đầu sau sinh và phát triển trong suốt năm đầu của cuộc đời trẻ. Vì thế, khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám để bác sĩ đưa ra cách xử lý u máu ở trẻ sơ sinh phù hợp. 

u mau tre so sinh
Phần lớn u máu trẻ sơ sinh là căn bệnh lành tính

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Những trẻ sơ sinh sinh non hay mẹ bầu mang đa thai hoặc có cân nặng khi sinh thấp thì nguy cơ mắc u máu rất cao. U máu được tạo bởi nhiều mạch máu phát triển tăng sinh quá mức.Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái. Cũng tùy thuộc vào kích thước và vị trí mà u máu có khả năng bị biến dạng. Dựa vào cơ chế và vị trí mà u máu sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:  

Chia theo cơ chế hình thành gồm có 2 loại: u máu tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu. Trong đó u máu tế bào nội mạc mạch máu sẽ xuất hiện ngay lúc mới sinh, tốc độ phát triển nhanh. Hầu hết các trường hợp u máu sẽ đạt tới 80% kích thước tối đa trong vòng 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, với những trẻ bị u máu tế bào nội mạch cũng có khả năng thoái triển khi đến độ tuổi từ 5 -7 tuổi. Còn u dị dạng mạch máu là một dạng u dị dạng động mạch, tĩnh mạch hay các bạch mạch, phát triển chủ yếu ở tuổi trưởng thành. 

u mau tre so sinh 1
U máu trẻ sơ sinh được phân làm nhiều dạng 

Chia theo vị trí, u máu trẻ sơ sinh cũng được chia thành 2 loại: u máu trên da và u máu trên gan. Trong đó, u trên da có những biểu hiện đặc trưng như là nốt nổi lên trên bề mặt da. Kích thước tăng dần theo thời gian. Còn u máu trên gan là những khối u máu xuất hiện trong và trên bề mặt gan.

Theo đó, u máu trên da thỉnh thoảng cũng hay bị chẩn đoán nhầm với những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm. Còn u máu trong nội tạng thì cần thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt. Thông thường sẽ siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) mới phát hiện được bệnh. 

Phần lớn, u máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. 

Nguyên nhân gây ra u máu ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra u máu ở trẻ sơ sinh. Chỉ có một số giả thuyết cho rằng, u máu ở trẻ sơ sinh là có liên quan đến yếu tố di truyền. Nguy cơ này chiếm 50%. Ngoài ra, các vấn đề về hormone, rối loạn miễn dịch hay các bất thường về mạch máu… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị u máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh. 

u mau tre so sinh 2
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân u máu ở trẻ sơ sinh 

Phần lớn các trường hợp u máu ở trẻ đều có cải thiện tốt sau khi trẻ được 5 tuổi mà không cần điều trị. Đặc biệt sự cải thiện này thể hiện rõ rệt nhất khi trẻ 10 tuổi. Người ta gọi đây là giai đoạn thoái triển. U máu giảm đỏ, dần chuyển sang màu xám, mềm hơn và phẳng hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ít, đến độ những độ tuổi này u máu vẫn không cải thiện, tiếp tục tăng sinh và phát triển. Khi khối u có sự tăng sinh quá mức có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Thậm chí có thể gây nguy hại đến sức khỏe khi khối u trở thành ác tính. 

Do đó, mẹ cần chú ý hơn nữa đến các bất thường của trẻ. Nhất là khi nhận thấy có sự tích tụ bất thường của các mạch máu trên hoặc dưới bề mặt da ở các vị trí mặt, cổ, sau tai… Việc phát hiện và điều trị sớm thì tỉ lệ khỏi là rất cao, hạn chế làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống sau này của trẻ.

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những trường hợp u lành tính không cần điều trị, bởi sẽ tự thoái triển theo thời gian thành các tổ chức xơ mỡ. Nhưng vẫn cần theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá định kỳ. Thông thường phải theo dõi 5 năm liên tục. Sau đó dựa vào kích thước, vị trí, tốc độ phát triển cũng như mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống mà quyết định có điều trị u máu hay không. 

u mau tre so sinh 3
U máu phát triển mạnh mẽ ở những tuần đầu sau sinh 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tự thoái triển theo thời gian. Một số trường hợp khối u vẫn tự phát triển và tăng sinh không ngừng. Dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như bị tổn thương, loét, chảy máu hay nhiễm trùng. Thậm chí hạn chế tầm nhìn, cản trở hô hấp, giảm thính lực… cũng có thể gây hạn chế, chèn ép vào cột sống hay hệ thần kinh trung ương.

Hiện nay, y học rất phát triển, việc điều trị u máu không còn quá khó khăn. Có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, tỷ lệ thành công rất cao như: 

Điều trị tại chỗ bằng việc tiêm thuốc chẹn beta thoa ngoài da, thuốc bôi chứa Steroid, tiêm Steroid. 

Điều trị toàn thân: Propranolol đường uống hoặc Steroid đường uống. 

Ngoài ra còn có nhiều phương pháp điều trị khác như: Điều trị bằng laser sẽ hữu ích đối với các bệnh nhi u máu phẳng và nông, có u máu chảy máu hoặc muốn nhanh làm lành các u máu loét. Điều trị phẫu thuật sẽ áp dụng cho các trường hợp u máu nhỏ loét hoặc nằm ở những vị trí khi phát triển sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan. Nút mạch dùng trong trường hợp u dị dạng mạch máu. Tiêm xơ, tia xạ, áp lạnh bằng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ âm… Các phương pháp này thường không quá phức tạp, có độ an toàn cao. 

u mau tre so sinh 4
Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh u máu cho trẻ sơ sinh 

Tùy vào tình hình phát triển của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Cho dù là ở mức độ nào thì bệnh u máu cũng phải được bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao điều trị để kiểm soát tốt các tổn thương tại vùng mạch máu. 

Bệnh cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh. Để hạn chế xuống mức thấp nhất trẻ bị u máu, bạn cần chú ý thêm các yếu tố về môi trường sống. Cần tránh ảnh hưởng của hóa chất độc hại. Bởi yếu tố này có tác động rất lớn đến sức khỏe và có thể gây u máu, mạch ở trẻ nhỏ. Trẻ cần được cách ly với môi trường này. Nếu bố mẹ thường xuyên làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại cần có biện pháp bảo vệ an toàn. Hãy luôn đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc, đeo kính bảo hộ, đeo găng tay, đi ủng để hạn chế tác hại của hóa chất.

u mau tre so sinh 5
Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh 

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết cũng những mức độ nguy hiểm của bệnh u máu ở trẻ sơ sinh. Cho dù phần lớn các trường hợp là lành tính, nhưng không vì thế mà các mẹ lại chủ quan, hãy thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu như mắc bệnh. 

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Thiếu máu khi mang thai rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân hoặc bà bầu trầm cảm sau sinh. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

TIN MỚI NHẤT