Con bị tự kỉ vì những sai lầm mà không cha mẹ nào ngờ tới

Ngắm con yêu mỗi ngày 24/06/2019 05:30

Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen.

Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em

– Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội

Không cười với người khác, ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình, sống trong một thế giới riêng, không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác, sống rất độc lập, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi.

Con bị tự kỉ vì những sai lầm mà không cha mẹ nào ngờ tới - Ảnh 1

– Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng giao tiếp

Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói (không nói bi bô khi lên 12 tháng, không tự nói được câu tiếng đôi (không tính câu bắt chước) khi được 24 tháng), không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.

– Các hành vi lặp lại và bất thường bao gồm:

Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể.

Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó, ví dụ trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng (xem hình).

Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.

Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.

Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này).

Con bị tự kỉ vì những sai lầm mà không cha mẹ nào ngờ tới - Ảnh 2

Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm; những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ…

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.

Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen. Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố ngoại cảnh khác, những yếu tố này không làm biến đổi DNA nhưng có khả năng di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu thị gen.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng các bà mẹ mang thai đã bị tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại và thuốc trừ sâu, sự tiếp xúc này làm biến đổi sự phát triển cấu trúc não của trẻ và dẫn đến tự kỷ.

Con bị tự kỉ vì những sai lầm mà không cha mẹ nào ngờ tới - Ảnh 3

Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tự kỷ của trẻ

Để nuôi con luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, thì ngay từ khi còn mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm…Bà bầu nên giữ tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ tránh lo âu, suy nghĩ nhiều ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé.

Sau khi sinh người mẹ phải luôn bên cạnh, giành nhiều thời gian chăm sóc, chơi đùa với trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý. Khi con mới 6 tháng tuổi hãy đặt tên cho con và thường xuyên gọi tên con, theo dõi khi con có những dấu hiệu không bình thường. Cho trẻ nghe nhạc vui tươi, vui nhộn để trẻ luôn vui vẻ, yêu đời kích thích trí não phát triển là những biện pháp giúp con trẻ phòng ngừa được căn bệnh thời đại này.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảm thông là liều thuốc điều trị hiệu quả, giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tục bước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉ kỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm họ rơi vào tuyệt vọng.

Hiện nay có nhiều biện pháp can thiệp để giúp trẻ cải thiện chức năng bị khiếm khuyết và giảm bớt các rối loạn hành vi trong quá trình phát triển. Để kiểm soát tốt tình trạng của trẻ, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm ra triệu chứng và chẩn đoán càng sớm càng tốt cũng như có biện pháp can thiệp phù hợp.

Cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ, tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc cũng còn tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị hiệu quả nhất vẫn là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn những kỹ năng sống cho trẻ từ sớm.

2 thói quen cha mẹ làm tưởng tốt mà lại hại con

Cù léc hay la mắng trẻ là hai điều cha mẹ nào cũng từng làm. Nhiều phụ huynh cho rằng đó là điều tốt cho trẻ, nhưng không hẳn vậy. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận lại.

TIN MỚI NHẤT